Theo dõi Báo Hànộimới trên

Quyết tâm lành mạnh hóa tài chính

Đình Hiệp| 09/12/2016 07:01

(HNM) - “Đứng cho vay, quỳ thu nợ


Xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như lâu dài nhằm bảo đảm nền kinh tế phát triển ổn định, ngày 18-5-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh đến một số cơ chế đặc thù trong xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm góp phần làm lành mạnh hóa tài chính, giảm rủi ro cho các TCTD, các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Đến tháng 10-2016, VAMC đã thực hiện mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng. Đồng thời, VAMC đã phối hợp với các TCTD tổ chức thu hồi nợ đạt 37.983 tỷ đồng dưới nhiều hình thức.

Thế nhưng thực tế cho thấy, việc VAMC xử lý nợ xấu của các TCTD chưa hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được xử lý còn thấp, tốc độ thu hồi nợ so với tổng dư nợ đã mua còn hạn chế. Nguyên nhân được chỉ ra là thiếu quy định của pháp luật, do cách hiểu, áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, nhất là về xử lý tài sản bảo đảm; năng lực của VAMC còn hạn chế, thị trường mua bán nợ chưa phát triển...

Cái khó nhất trong câu chuyện xử lý triệt để nợ xấu vẫn là bán tài sản để thu “tiền tươi thóc thật” chứ không phải “dồn” nợ xấu từ nơi này sang nơi khác. Đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các khoản nợ xấu nhưng thiếu hành lang pháp lý, thủ tục chưa thông thoáng nên không mua được.

Vì thế, để xử lý nợ xấu hiệu quả, về phía các TCTD, cần tự xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, bảo đảm công khai minh bạch, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, thực hiện phân loại các khoản nợ đã mua từ TCTD để có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả.

Đặc biệt, Ngành Ngân hàng cần chủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu gắn với triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống dưới 3%. Trong đó, tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Về phía các cơ quan nhà nước liên quan, cần tăng cường hiệu lực hiệu quả thanh tra, giám sát, xử lý căn bản tình trạng sở hữu chéo của các TCTD. Đồng thời, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại đã mua lại 0 đồng và giám sát đặc biệt trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm rủi ro và bảo đảm an toàn hệ thống. Cùng với đó là sớm có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và phát huy vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu.

Nghị quyết số 23/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng là “kiểm soát chặt chẽ, xử lý có hiệu quả nợ xấu theo nguyên tắc thị trường”. Để xử lý dứt điểm và hiệu quả nợ xấu không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của riêng Ngành Ngân hàng, mà còn cần sự vào cuộc quyết liệt, với các giải pháp đồng bộ của các cơ quan liên quan.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quyết tâm lành mạnh hóa tài chính

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.