Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nuôi dưỡng nguồn thu

Tuấn Kiệt| 11/06/2016 07:32

(HNM) - Đó là một trong những phương châm của ngành thuế nhằm


Thế nhưng, chỉ riêng ngành thuế thôi có lẽ chưa đủ. Tình trạng nợ thuế vẫn là chuyện "biết rồi, nói mãi" từ nhiều năm nay, và câu hỏi dư luận đặt ra là:

Tại sao tình trạng nợ đọng thuế lại ngày càng trầm trọng? Cực chẳng đã, gần đây cơ quan thuế phải "bêu" tên một số doanh nghiệp chây ỳ tiền thuế. Biện pháp này phần nào mang lại hiệu quả. Nhưng mặt khác lại như con dao hai lưỡi cứa vào doanh nghiệp. Trong kinh doanh, một khi uy tín, hình ảnh đã có "tì vết" cũng đồng nghĩa với việc giảm cơ hội cạnh tranh, thậm chí có thể gục ngã trên thương trường.

Ở một góc độ nào đó, có thể nói ngắn gọn rằng khi doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ khó tránh được tình trạng nợ thuế. Thực tế trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đã có những đề xuất mở rộng đối tượng được gia hạn nộp thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời có quy định về giãn thời gian cưỡng chế khi doanh nghiệp gặp khó khăn và có cam kết nộp thuế theo tiến độ nhất định. Nhưng có lẽ đó chỉ là cách xử lý tình thế, khi "việc đã rồi".

Vì vậy, cách tốt nhất là tạo cho doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi ngay từ lúc khai sinh cũng như trong quá trình hoạt động. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính là một trong những vấn đề cốt lõi hình thành nên môi trường tốt để nuôi dưỡng doanh nghiệp. Và đây chính là điều mà các doanh nghiệp mong muốn. Ngoài ra, cũng cần có sự giám sát và đánh giá khách quan quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đối xử công bằng trong quản lý thuế. Doanh nghiệp khó khăn nợ đọng thuế khác với doanh nghiệp trốn thuế, né thuế, chây ỳ...

Trong khi hành vi chuyển giá và né thuế của một số tập đoàn đa quốc gia đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng nhưng chưa có giải pháp xử lý rốt ráo, nếu áp dụng chung một cách ứng xử cho các hành vi này, rất có thể sẽ đẩy những doanh nghiệp vốn hoạt động nghiêm chỉnh nhưng đang khó khăn vào cảnh khốn đốn. Và cuối cùng nguy cơ thất thoát thuế càng cao hơn.

Thời gian gần đây, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách để trợ lực cho doanh nghiệp. Song, dường như các giải pháp vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vấn đề đặt ra là muốn ngành thuế bảo đảm thu đúng, thu đủ, thì ngay từ các cơ quan quản lý trước thuế phải xây dựng nền tảng, môi trường để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Chỉ khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mới có hy vọng giảm tình trạng nợ thuế.

Để doanh nghiệp lớn lên được chính là cách "nuôi dưỡng nguồn thu" hiệu quả nhất. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nuôi dưỡng nguồn thu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.