Ở đâu đó trên thế giới, vẫn tồn tại một số phong tục kỳ lạ đến khó hiểu. Có những nơi, người ta được lấy tới… 9 bà vợ!
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, nếu các cô gái ra đường mà không đeo đồ trang sức bị cho là bất lịch sự. Thông thường, đồ trang sức của phụ nữ Ấn Độ đều bằng vàng, bạc.
Người Ấn Độ đa phần có làn da nâu đen, do đó, họ chuộng những đồ trang sức bằng vàng. Nó giúp họ lộng lẫy và nổi bật hơn bình thường.
Nếu tới Ấn Độ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cô gái, chàng trai đeo đầy đồ trang sức bằng vàng trên khắp các con phố lớn nhỏ. Kể cả những cô gái ăn mặc nhếch nhác ít nhất cũng đeo khuyên mũi vàng.
Những chàng trai Ấn Độ cũng không ngoại lệ, họ cũng đeo vàng trên người. Thông thường, đàn ông nước này chỉ đeo nhẫn vàng, còn phụ nữ thì đeo vàng ở mũi, tai, tay, chân và thậm chí là bụng.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp những cảnh mua sắm đồ trang sức huyên náo trên các con phố Ấn Độ. Trang sức bằng vàng là mặt hàng bán khá chạy ở Ấn Độ, các mặt hàng chủ yếu được bày bán là khuyên mũi, khuyên tai, vòng tay, lắc chân,…
Thái Lan
Ở Thái Lan, mỗi cái chum nước đại diện cho... một bà vợ. Trước đây, đàn ông Thái Lan có thể lấy nhiều vợ, phổ biến nhất là 4 vợ.
Tuy nhiên, pháp luật chỉ thừa nhận một bà vợ duy nhất, nhưng họ lại cho phép con của các bà vợ không chính thức mang họ của bố và có quyền thừa kế như con của bà vợ chính thức.
Điều đặc biệt là mỗi gia đình ở ven sông Menam, Thái Lan có rất nhiều chum nước cạnh nhà, nó đại diện cho số lượng bà vợ trong một gia đình.
Ở đây, một gia đình nhiều nhất có tới 9 cái chum nước, điều đó đồng nghĩa với việc gia đình này có tới 9 bà vợ.
Pakistan
Người Pakistan quan niệm trong hôn lễ, cô dâu không được cười, thay vào đó, càng tỏ ra đau buồn càng tốt.
Theo phong tục nước này, 5 ngày trước khi tổ chức hôn lễ, cô dâu phải được một lần tắm rửa sạch sẽ, sau đó được bạn bè và người thân trang điểm lộng lẫy. Cô dâu được sơn vẽ hoa văn trên khắp tay và chân để thể hiện niềm hạnh phúc của mình.
Trong hôn lễ, cô dâu càng đau buồn càng tốt.
Maroc
Vào tháng 9 hàng năm, một hội chợ được tổ chức có tên là “Chợ cô dâu”. Tại đây, những cô gái Maroc trang điểm lộng lẫy, ăn mặc kín đáo, đeo mạng che mặt và đội khăn trùm đầu xuất hiện để tìm ý trung nhân cho mình.
Những chàng trai Maroc cũng ồ ạt kéo đến “chợ cô dâu” để tìm bạn đời. Khi một cô gái nào đó tìm được ý trung nhân ưng ý, cô sẽ để người đàn ông đó nắm tay mình.
Sau đó, hai người tới ban đăng ký kết hôn. Khi được đại diện chính quyền đồng ý, thì hôn lễ giữa hai người chính thức có hiệu lực.
Nepal
Đa số người Nepal theo Ấn Độ giáo, những cô dâu Nepal kết hôn với quả bel - biểu tượng của nữ thần Silva trong Ấn Độ giáo. Họ tin rằng, các bé gái sau khi kết hôn với quả bel sẽ được thần Silva phù trợ.
Trong thực tế, nếu những đám cưới hay gặp phải những trở ngại, bất hạnh, thì người Nepal cho là khó khăn tạm thời.
Khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, cô gái sẽ mang quả bel đặt bên cạnh gối của người chồng với hàm ý muốn rời xa.
Trong trường hợp người chồng qua đời, cô gái chỉ cần đặt quả bel cạnh thi thể chồng là có thể tái giá.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.