Từ ngàn xưa, nhân sâm đã được phong danh là thần dược, đứng đầu trong các vị thuốc đông y: sâm, nhung, quế, phụ… có thể trị được bá bệnh. Sâm ở đây được hiểu là nhân sâm. Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm cũng có thể có củ giống hình người như nhân sâm nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần…
Cây nhân sâm. |
Từ ngàn xưa, nhân sâm đã được phong danh là thần dược, đứng đầu trong các vị thuốc đông y: sâm, nhung, quế, phụ… có thể trị được bách bệnh. Sâm ở đây được hiểu là nhân sâm. Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm cũng có thể có củ giống hình người như nhân sâm nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần…
Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như:
- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.
- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó, người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.
- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.
Nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc, nên không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng dùng được, bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau. Việc dùng tùy tiện có thể biến bệnh nhẹ thành nặng, nặng thành nặng hơn.
Việc dùng nước nhân sâm thay cho nước uống, hay ăn nhân sâm như ăn kẹo là rất nguy hiểm, nhất là với người cao tuổi, bị xơ cứng động mạch… bởi trong nhân sâm có chứa chất chống phân giải chất béo, sẽ làm tăng lượng mỡ.
Sâm được coi như là một thứ thuốc giúp con người thích ứng với hoàn cảnh, giúp cơ thể con người thích ứng với những kích động, kích thích, với những biến động, với stress. Sâm điều hòa tuyến nang thượng thận, tuyến giáp trạng và tuyến não thùy. Sâm vì thế làm gia tăng biến dưỡng, làm điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu. Vì thế, người ta hay đổ sâm vào miệng những người hấp hối để làm tăng áp huyết và lượng đường cho người bệnh hồi tỉnh.
Đông y cho rằng, do nhân sâm đại bổ khí nên những người có thể trạng âm hư hỏa vượng, âm hư nội nhiệt với các triệu chứng thì không nên dùng nó. Những người đang bị bệnh thực chứng, tức là bệnh cấp tính, thanh niên hay bị xuất tinh sớm, di tinh, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi đều không nên dùng nhân sâm.
Nhân sâm làm tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động… Cho nên, chỉ sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều, không sử dụng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn.
Các loại củ cải và hải sản đều tuyệt đối bị cấm sau khi uống hoặc ăn nhân sâm. Vì củ cải và hải sản là đại hạ khí, còn nhân sâm là đại bổ khí, hai thứ triệt nhau.
Nhìn chung có rất nhiều vị thuốc mang tên sâm nhưng lại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, chỉ có loại thuộc giống thần thảo panax mới có dược tính được coi là tốt như nhân sâm. Ngay cả cùng một loại nhân sâm nhưng tính chất cũng thay đổi tùy theo vùng địa lý, điều kiện trồng trọt và thời gian gặt hái. Sâm trồng tại xứ Cao Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Vì thế, nhiều sản phẩm có sâm được phép lưu hành trên thị trường đều ghi rõ loại sâm và hàm lượng trong thành phần công thức. Còn các loại sâm trôi nổi trên thị trường, ngoài cảm quan “có mùi sâm” thì thật là khó để biết đó là loại sâm nào, bao nhiêu tuổi và hàm lượng tinh chất còn lại…
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.