Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những lần "lăng mạ" của các chính trị gia hàng đầu thế giới trong lịch sử

Vân An| 07/09/2016 15:48

(HNMO) - Việc Tổng thống Rodrigo Duterte xúc phạm Tổng thống Barack Obama vừa rồi đã gây ra sự căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Mỹ. Nhưng nhìn lại lịch sử, không ít vụ các nhân vật


Những sự xúc phạm - nghiêm trọng, khiếm nhã, có phong cách hoặc vô tư - đã được các chính trị gia sử dụng để đối chọi với các chính trị gia, các nhà lãnh đạo quốc gia, những nhân vật của công chúng và cả các quốc gia kể từ khi người Hy Lạp phát minh ra nền dân chủ.

Trong phần 1 vở kịch Henry IV của Shakespeare, Falstaff khi say rượu đã ví vị hoàng tử trẻ tuổi xứ Wales, vị vua tương lai của nước Anh, với cơ quan sinh dục của một con bò đực. Henry đã đáp trả, gọi người xúc phạm mình là "đồ con rơi".

Vua Naopleon



Khi trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ, ông Obama đã "nếm trải" nhiều vụ bị lạm dụng bằng lời nói. Ông đã bị cáo buộc là một người Hồi giáo vụng trộm, một Panther da đen, giả mạo cái chết của Osama bin Laden và tài trợ chiến dịch tranh cử của mình bằng tiền buôn ma túy. Đã có hẳn một chiến dịch mặc áo phông in hình ông Obama với câu viết: "Nơi nào đó ở Kenya, một ngôi làng đang nhớ kẻ ngốc của mình".

Ông Obama cũng có những lần công kích đối thủ. Mới đây nhất, ông đã có bình luận về ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump rằng: "Tôi nghĩ ông Trump không thích hợp để làm tổng thống. Ông ấy dường như không có kiến thức cơ bản về các vấn đề quan trọng... Ông ấy không được chuẩn bị để làm công việc này".

Chiến thuật cạnh tranh mang tính hoài nghi này cũng từng được George Bush Sr, người lên làm tổng thống Mỹ năm 1992 sử dụng. Ông đã gọi ông Bill Clinton và Al Gore, các đối thủ đảng Dân chủ, là "hai thằng cha". Một số nhà bình luận Mỹ cho rằng, việc ông Trump nhận xét bà Hillary Clinton là một kẻ nói dối cùng nhiều lời lăng mạ cá nhân khác của ông với bà cũng đã khiến tinh thần của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các chính trị gia Anh và châu Âu cũng hay sử dụng những từ thiếu lịch sự. François Mitterrand, cựu Tổng thống Pháp, nổi tiếng với câu nhận xét về bà Margaret Thatcher rằng: bà có "cái miệng của Marilyn Monroe nhưng đôi mắt của bạo chúa".

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng từng xúc phạm ba đồng minh chủ chốt của mình tại một bữa tiệc trưa năm 2009. Ông nói ông Obama "không phải lúc nào cũng chuẩn mực trong việc ra quyết định hoặc hiệu quả", nhận xét cựu Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero "có lẽ không quá thông minh" và đánh giá Thủ tướng Đức Angela Merkel thiếu hiểu biết về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mới đây nhất, ông Boris Johnson, cựu thị trưởng thành phố London, hiện là bộ trưởng ngoại giao Anh, cũng đã có nhiều phát ngôn gây sốc. Ông đã gây ra sự phẫn nộ đặc biệt trong một bài thơ của mình, trong đó ông ngụ ý con dê là "người tình" của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Nghị sĩ Bessie Braddock


Một nhà lãnh đạo Pháp khác, vua Napoleon, đã châm biếm nước Anh như là một "đất nước của những người bán hàng". Còn cựu Tổng thống Jacques Chirac nói về người Anh rằng: "Bạn không thể tin vào những người nấu ăn tệ hại như vậy. Điều duy nhất họ đã làm cho nền nông nghiệp châu Âu là bệnh bò điên".

Phân biệt giới tính cũng là một công cụ hay được các chính trị gia sử dụng. Khi bị buộc tội say xỉn tại Hạ viện, cựu Thủ tướng Winston Churchill đã nói với nghị sĩ Bessie Braddock rằng: "Bạn yêu quý, bạn thật xấu xí, và hơn thế, bạn xấu xí vô cùng. Nhưng ngày mai tôi sẽ tỉnh táo và bạn vẫn sẽ xấu xí vô cùng".

Tệ hại hơn, một số chính trị gia đã dại dột xúc phạm những cử tri ủng hộ họ. Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown từng phải xin lỗi sau khi ông bị nghe lỏm đã gọi một nữ cử tri bất mãn với ông là người mù quáng. Ông Sarkozy cũng đã "phải bỏng" hồi năm 2008 khi buông lời bất nhã với một nhân vật thù địch vì bị người này từ chối bắt tay.

Cuối cùng, không thể không nhắc tới những trải nghiệm của một tổng thống Mỹ thế kỷ 19. Vị tổng thống này đã bị coi là một "kẻ nói dối", một "bạo chúa", một "kẻ cướp ngôi", một "kẻ trộm", một "quái vật", một "người bội ước", một "kẻ ngu dốt", một "kẻ lừa đảo", một "con quỷ", một "kẻ hèn nhát", một "tên hề", một "đồ tể", một "cướp biển"... - và một kẻ phản bội của dân tộc. Tên của người này chính là Abraham Lincoln.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Những lần "lăng mạ" của các chính trị gia hàng đầu thế giới trong lịch sử

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.