Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những điều cần biết về bệnh ung thư gan

Hồng Anh| 14/09/2018 11:04

(HNMO) - Trên thế giới, ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trong các bệnh ung thư nam giới thường mắc phải và là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 của nữ giới.


Trên thế giới, ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trong các bệnh ung thư nam giới thường mắc phải và là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 của nữ giới.

Yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan

Những người nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan rất cao. Theo thống kê của Bệnh viện K Trung ương, tại châu Á và châu Phi, khoảng 60%-80% người bị bệnh ung thư gan từng nhiễm virus viêm gan B. Tại Việt Nam, khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B nên tỷ lệ mắc ung thư gan đứng ở mức cao trên thế giới.

Ngoài nhiễm virus viêm gan, xơ gan cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh ung thư gan. Hơn 70% bệnh nhân ung thư gan kèm theo xơ gan.

Bệnh ung thư gan thường không có biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu. Sau một thời gian ung thư gan phát triển, người bệnh có thể phát hiện những dấu hiệu như vàng da do chức năng gan bị suy yếu nên không đào thải hết biliburin trong cơ thể ra ngoài, nước tiểu tối màu, sút cân nhanh chóng, mệt mỏi, đau bụng, ngứa...

Thăm khám bệnh nhân tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Quang Thái


Các phương pháp điều trị

Hiện nay, bệnh ung thư gan được điều trị bằng cách phương pháp sau:

Phẫu thuật: Các bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần lá gan có chứa khối u để tránh trường hợp khối u phát triển nặng hơn hoặc cấy ghép gan mới vào cơ thể người bệnh sau khi cắt bỏ phần gan có chứa khối u.

Tác động trực tiếp tới khối u: Đối với các phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim tác động trực tiếp tiêu diệt hoặc làm các tế bào ung thư không phát triển như làm nóng, tiêm cồn, đông lạnh... mà không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khỏe mạnh xung quanh.

Hóa trị: Đây là phương pháp điều trị bằng cách dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, các tế bào đã di căn và toàn bộ ổ bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tác dụng phụ lớn đến gan vì có khả năng làm tê liệt chức năng gan.

Xạ trị: Tiêu diệt khối u bằng cách dùng các tia bức xạ có năng lượng cao để đốt chết các tế bào ung thư. Tác dụng phụ của phương pháp này là các tế bào khỏe mạnh ở xung quanh vùng điều trị cũng có thể bị tiêu diệt.

Người bệnh ung thư gan có thể sống được bao lâu?

Tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ tổn thương của gan, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và trạng thái tinh thần của bệnh nhân. Dựa trên các yếu tố này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân và tiên lượng người bệnh có thể sống được bao lâu.

Kết quả thống kê của Bệnh viện K cho thấy, bệnh ung thư gan được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị lên tới 80% và có thể được chữa khỏi nếu khối u còn nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám thì ung thư gan đã ở giai đoạn cuối.

Nếu được phẫu thuật khi kích thước khối u dưới 3cm, gan chỉ mới bị xơ thì khả năng sống thêm sau 5 năm lên đến 80 - 90%. Nếu khối u từ 3 - 6cm, tỷ lệ trên sẽ giảm còn 60% và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 10 - 15% nếu khối u lớn hơn 6cm. Trường hợp khối u lớn hơn 10cm, tiên lượng bệnh xấu, nhất là khi bệnh nhân đã bị vàng da, vàng mắt, việc điều trị chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những điều cần biết về bệnh ung thư gan

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.