Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe lên ngôi, bất động sản trị liệu trở thành xu hướng

Hiền Mai| 09/09/2022 08:05

Những thay đổi lớn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cùng những hệ quả từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… đã khiến thế giới phải tái định nghĩa khái niệm chăm sóc sức khỏe.

Sức khỏe là khoản đầu tư hàng đầu

Phân tích của Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar vào năm 2020 cho biết, diễn biến của dịch Covid-19 cùng những lần giãn cách xã hội đã tác động mạnh đến lối sống, hành vi của mọi người.

Nếu trước đây, việc chăm sóc sức khỏe chỉ dừng lại ở việc “có bệnh mới chữa” thì giờ đây, nhiều người chú ý đến chăm sóc sức khỏe chủ động từ trong thói quen sinh hoạt, ăn uống, sử dụng dịch vụ, thậm chí là sự lựa chọn loại hình du lịch hay lựa chọn nhà ở.

Chỉ riêng với du lịch, lĩnh vực này đã có sự chuyển biến đáng kể sau đại dịch. Thay vì du lịch trải nghiệm thông thường như trước, xu hướng quan tâm đến du lịch y tế ngày càng phổ biến khi tốc độ tăng trưởng kép của thị trường du lịch này lên đến 11,7% và đạt 35,77 tỷ USD trong năm 2022. Theo Viện Sức khỏe toàn cầu (GWI), ngành Du lịch chăm sóc sức khỏe thế giới dự kiến cũng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất giai đoạn 2020-2050, đạt mức 20,9%.

Chăm sóc sức khỏe đã trở thành thói quen của nhiều gia đình.

Không nằm ngoài xu hướng của thế giới, người Việt Nam cũng có nhu cầu chăm lo sức khỏe và dần tìm đến các nước tiên tiến để được chăm sóc bằng những phương pháp y học hiện đại: Ngăn ngừa bệnh với các liệu pháp trị liệu bằng tế bào gốc, chăm sóc sắc đẹp không xâm lấn, điều trị xương khớp bằng công nghệ mới…

Chị Liêm (41 tuổi, ở Hà Nội) vừa có chuyến đi cùng gia đình sang Singapore, chia sẻ: “Cho cả gia đình đi du lịch chỉ là một phần, chủ yếu tôi muốn tôi và các con đi tầm soát tổng quát bằng phương pháp giải mã biểu đồ gen để sớm phát hiện những rủi ro gây bệnh. Nhờ vậy, tôi sẽ hiểu rõ được các chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp cho mỗi thành viên. Ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của tôi giờ đây là sức khỏe”.

Ước tính mỗi năm, có hơn 40.000 người Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD để ra nước ngoài khám chữa bệnh (số liệu của Cục Khám, chữa bệnh năm 2018). Con số này dự kiến sẽ còn gia tăng khi Việt Nam hiện đang nằm trong Top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2018-2023.

Những chuẩn sống được đổi mới

Những thay đổi về định nghĩa chăm sóc sức khỏe đồng thời cũng kéo theo sự dịch chuyển trong ngành bất động sản. Giờ đây, một nơi an cư tốt cho sức khỏe không chỉ đơn thuần là những tòa nhà có cây xanh, không khí trong lành hay những tiện ích thường thấy.

Theo báo cáo của Proven Partners, ưu tiên hàng đầu của 90% khách hàng cao cấp có nhu cầu mua bất động sản là dự án phải gắn liền với các yếu tố sức khỏe và những trải nghiệm hạnh phúc.

Các tiện ích tốt cho sức khỏe được đan cài vào dự án thu hút sự quan tâm hơn cả.

Theo Precedence Research dự báo, thị trường chăm sóc sức khỏe toàn cầu sẽ đạt quy mô hơn 7,6 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Còn theo nhận định của GWI, ngành công nghiệp bất động sản sức khỏe sẽ đạt 197 tỷ USD vào năm 2022.

TS Trần Nguyễn Minh Hải - chuyên gia địa ốc, nhận định: “Thị trường bất động sản tại Việt Nam trong hai năm trở lại đây đã ghi nhận sự xuất hiện của một số dự án bất động sản dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, để mô hình này được phát triển bài bản và trở thành yếu tố góp phần thúc đẩy kinh tế, rất cần những chủ đầu tư có tiềm lực và tầm nhìn, đem lại những tiện ích đánh trúng vào nhu cầu chung của khách hàng”.

Thực tế trên thị trường, một số chủ đầu tư đã và đang thực hiện định hướng trên. Năm 2022, tại Đà Nẵng đã xuất hiện dự án Shizen Nami với mô hình căn hộ tích hợp trung tâm y học tái tạo, được phát triển bởi Tập đoàn Gotec Land. Với điểm nhấn là Trung tâm Y học tái tạo AAA Intelligent Health, có sự tham gia của nhiều tập đoàn quốc tế hàng đầu gồm: TruDiagnostic, Telerad, Healthhub, NaturaNu đến từ Mỹ; Tập đoàn Stemcell21 từ Thái Lan; Tập đoàn International Specialist Cancer của Singapore…, Shizen Nami đã tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản tại Đà Nẵng và khu vực phía Nam nói chung.

Shizen Nami là nơi tiếp theo tại Đông Nam Á được các tập đoàn đối tác lựa chọn đầu tư trung tâm y học tái tạo.

Không chỉ là tiện ích dành cho riêng cho cư dân, dự án còn được kỳ vọng là điểm đến du lịch y tế (medical tourism) hàng đầu Đông Nam Á.

“Sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến y học tái tạo, y học chính xác và tế bào gốc là một nhu cầu đang ngày càng phổ biến và là động lực thúc đẩy hàng triệu người du lịch y tế mỗi năm. Chúng tôi kỳ vọng rằng, Shizen Nami sẽ là điểm đến của du khách trong nước lẫn nước ngoài với chất lượng chuẩn quốc tế nhưng vẫn có tính cạnh tranh cao về chi phí”, đại diện Gotec Land chia sẻ.

Có thể nói, trong hiện tại và tương lai, những nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực cần thay đổi và nắm bắt xu hướng phát triển mới, khi nhiều người đã sẵn sàng đầu tư cho sức khỏe và theo đuổi phong cách sống lành mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe lên ngôi, bất động sản trị liệu trở thành xu hướng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.