Theo dõi Báo Hànộimới trên

Kinh tế Nga dưới thời Tổng thống Putin: Chất lượng cuộc sống tăng gấp 3, nợ nước ngoài giảm 75%

Tiến Đạt| 29/01/2018 15:25

(HNMO) – Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử từ năm 2000, trong cuộc bầu cử sắp tới, ông tiếp tục tìm kiếm nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 tại điện Kremlin với tư cách ứng cử viên độc lập và dự kiến sẽ tái đắc cử.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik


Chất lượng cuộc sống


Trước khi Tổng thống Vladimir Putin nhậm chức, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trên đầu người của Nga đạt mức 9.889 theo Ngang giá Sức mua (PPP). Con số này đã tăng lên gấp 3 lần vào năm 2017, ở mức 27.900 USD.

Nga hiện là nước có mức GDP cao nhất trong khối BRICS (Tây Ban Nha, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), Trung Quốc đứng vị trí thứ hai trong khối với mức 16.624 USD. PPP là kênh đánh giá các chi phí sinh hoạt tương đối và tỷ lệ lạm phát để so sánh mức sống của các quốc gia khác nhau.

Mức lương danh nghĩa trung bình hàng tháng tăng gần 11 lần từ 61 USD lên 652 USD. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 13% xuống còn 5,2%. Lương hưu đã tăng 1.000% trong cùng thời điểm từ 20 USD lên 221 USD.

Hiệu quả kinh tế

Nga hiện là cường quốc kinh tế đứng 6 trên thế giới, theo đánh giá của PPP với GDP ở mức khoảng 4.000 tỷ USD. Hãng kiểm toán PwC dự đoán đến năm 2050, Nga sẽ trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất Châu Âu, vượt qua Đức và Anh.

Trở lại năm 1999, nền kinh tế Nga do PPP đánh giá chỉ ở mức 620 tỷ USD. Vậy trải qua 18 năm dưới thời Tổng thống Putin, sức tăng trưởng kinh tế của Nga đã tăng lên 600%.

Tỷ lệ lạm phát giảm từ 36,5% xuống còn 2,5% vào cuối năm 2017. Tổng giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng Nga đã tăng gấp 24 lần, lên 1,43 nghìn tỷ USD. Vốn hóa thị trường chứng khoán Nga tăng gấp 15 lần lên 621.000 tỷ USD.

Nợ công và dự trữ ngoại hối

Khi Tổng thống Putin đắc cử năm 2000, Nga chỉ có 12 tỷ USD lượng dự trữ ngoại hối theo đó là một khoản nợ công gần như bằng với sản lượng kinh tế nước này ở mức 92,1%.

Tình hình dần thay đổi sau 18 năm, hiện tại nợ công của Nga đã co lại ở mức 17,4% theo GDP và lượng dự trữ ngoại hội đã tăng lên 356 tỷ USD. Nợ công thấp và sự tăng trưởng dự trữ ngoại hối đã giúp Nga vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cuộc suy thoái giai đoạn 2014-2016 do giá dầu giảm và các lệnht trừng phạt của Châu Âu.

Lượng dự trữ vàng của Nga đã tăng lên hơn 500% kể từ năm 2000. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã thêm 9,3 tấn vàng vào lượng dự trữ hồi tháng 12-2017, giúp nâng lượng tổng dự trữ vàng hàng năm lên con số kỷ lục 1.838,211 tấn, tương đương 76 triệu USD. Hội đồng Vàng Thế giới đánh giá Nga là nhà mua vàng lớn nhất và nhà sản xuất vàng đứng thứ ba trên thế giới với việc Ngân hàng Trung ương thu mua từ các nhà khai thác trong nước thông qua kênh ngân hàng thương mại.

Nông nghiệp

Trong khi nền kinh tế Nga được duy trì nhờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt, những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp của nước này vẫn tăng trưởng bùng nổ. Các nhà nông sản xuất với sản lượng lớn chưa từng có trong vụ mùa năm 2017, vượt kỷ lục 40 năm từ thời Liên Xô và thu hoạch hơn 130 triệu tấn.

Năm 2016, Nga dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu lúa mì. Kể từ đầu những năm 2000, thị phần của Nga trong thị trường lúa mì thế giới đã tăng gấp 4 lần, từ 4% lên 16%.

Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn bị bỏ xa đằng sau lĩnh vực năng lượng song có thể vượt qua lĩnh vực buôn bán vũ khí để trở thành ngành xuất khẩu lớn thế hai của cả nước.

Nga bắt đầu xuất khẩu hạt ngũ cốc từ năm 2002 và bán được hơn 7 triệu tấn. Năm 2017, Nga đã xuất khẩu được 45 triệu tấn – tăng lên gấp 600%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Nga dưới thời Tổng thống Putin: Chất lượng cuộc sống tăng gấp 3, nợ nước ngoài giảm 75%

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.