Văn hóa

Kiến trúc nông thôn: Mai này rồi sẽ ra sao?

Nhóm phóng viên 10/08/2023 20:51

Là một quốc gia đi lên từ cây lúa, với khoảng 80% diện tích tự nhiên là nông thôn, hơn 62% dân số sống ở nông thôn; nông thôn - nông dân là tiền đề cho sự thịnh vượng, cũng là nơi gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu nhất của dân tộc Việt Nam.

cover-final.jpg

Là một quốc gia đi lên từ cây lúa, với khoảng 80% diện tích là đất nông nghiệp và địa bàn nông thôn, hơn 55% dân số sống ở nông thôn; nông thôn - nông dân là tiền đề cho sự thịnh vượng, cũng là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu nhất của dân tộc Việt Nam.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã và đang tạo ra những biến chuyển lớn lao: Diện mạo nông thôn ngày thêm khang trang, hiện đại, tiện ích xã hội ngày một đủ đầy, đời sống người dân ngày càng nâng lên.

Tuy nhiên, không ít người đi xa lâu ngày trở về quê giờ có cảm giác chợt thấy lạ mà hình như quen, ngỡ quen mà hình như lạ… Đi vào một số làng cũng giống như phố, nhà cửa, ngõ xóm xây dựng ít khi theo quy hoạch, tạo nên sự lộn xộn, chen chúc, phá vỡ khung cảnh thôn quê vốn dĩ nền nã, nhuần nhị.

Một lát cắt nhỏ thực trạng cho thấy bức tranh lớn hơn: Kiến trúc nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Xây dựng nông thôn đang đặt ra những vấn đề lớn và gay gắt không kém gì đô thị.

md-img1.jpg

Trước sự cấp thiết cần phải có những định hướng, tiêu chí cụ thể, rõ ràng trong việc quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, ngày 7-2-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 4/CT-TTG về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và mới nhất là dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi 2023 đang được hoàn thiện những bước cuối cùng để trình Quốc hội thông qua đều nhấn mạnh nội dung xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nông thôn, văn hóa lúa nước của vùng Đồng bằng sông Hồng...

Giải quyết bài toán bảo tồn, phát triển kiến trúc để nông thôn tuy khoác áo mới nhưng vẫn giữ được “hồn” cũ và thực sự là dư địa, vốn quý cho dân giàu, kinh tế mạnh, thật không dễ. Chúng tôi đã đi qua nhiều vùng quê, gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người dân, các cấp chính quyền và các chuyên gia, mong tìm được phần nào lời giải sát thực tế nhất.

Bài 1: Làng trong "cơn lốc" đô thị hóa

  

  

Kiến trúc nông thôn: Mai này rồi sẽ ra sao?
➠ Lời mở đầu
➠ Bài 1: Làng trong "cơn lốc" đô thị hóa
➠ Bài 2: Vỡ cảnh quan, mờ bản sắc
➠ Bài 3: Tái tạo, bảo tồn không gian làng nghề
➠ Bài 4: Yêu quê thì sẽ còn quê
➠ Bài 5: Để nông thôn là miền di sản

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Kiến trúc nông thôn: Mai này rồi sẽ ra sao?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.