(HNM) - Từ ngày 14-11-2012 đến hết tháng 3-2013,
- Động cơ nào khiến ông trở thành một trong những diễn giả lớn tại "Nhịp cầu đối thoại hướng tới một nền văn hóa hòa bình" tại Việt Nam?
- Tôi cảm thấy vui mừng khi trở thành một diễn giả tại 4th ASEAN "Bridges" do Quỹ Hòa bình quốc tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức. Các bạn biết đấy, trong kinh tế toàn cầu của chúng ta, các nhà kinh tế như tôi phải tìm hiểu càng nhiều càng tốt các hình thái của nhà nước và hệ thống kinh tế ở các quốc gia trên thế giới để chia sẻ những thông tin có lợi cho chính những quốc gia tôi tìm hiểu và phần còn lại của thế giới.
- Là một chuyên gia nổi tiếng về kinh tế, tại sao ông lại chọn "Lãnh đạo, dân chủ và chính quyền địa phương" làm chủ đề cho bài diễn thuyết tại Việt Nam?
- Là một nhà lý luận kinh tế, tôi đã cống hiến phần lớn sự nghiệp để tìm hiểu các nền tảng thiết yếu của một xã hội thịnh vượng bền vững. Nội dung bài diễn thuyết của tôi tóm tắt một số yếu tố quan trọng mà tôi tin là cần thiết đối với những gì tôi đang nghiên cứu về kinh tế. Với tôi, sự thành công của bất cứ xã hội nào phụ thuộc vào những phẩm chất của các nhà lãnh đạo, cả lãnh đạo cộng đồng địa phương và các nhà lãnh đạo quốc gia. Tôi sẽ thảo luận làm thế nào để các học thuyết về kinh tế có thể giúp một nhà lãnh đạo thành công. Nhà lãnh đạo có thể nhận được trách nhiệm lớn hơn khi họ nhận được sự tin tưởng và sự đồng tình của dân chúng. Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính phủ có tầm quan trọng sống còn trong bất cứ xã hội nào. Tương tác giữa chính quyền địa phương và chính phủ có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của xã hội. Điều này có thể làm tăng nguồn cung cấp từ địa phương cho công quỹ quốc gia.
- Thông điệp ông muốn gửi tới sinh viên Việt Nam và những người quan tâm qua cuộc đối thoại là gì?
- Tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam cũng như những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu về khoa học xã hội, và để hiểu rõ hơn tất cả các hình thái khác nhau của chính phủ tồn tại trên thế giới. Các hệ thống khác nhau, nhưng tất cả đều có những điểm chung, phổ biến mà tất cả chúng ta đều cần cố gắng để hiểu. Tôi tin tưởng mạnh mẽ vào tầm quan trọng của giáo dục và ủng hộ tự do trao đổi những ý tưởng mà chúng tôi có được tại Việt Nam.
- Kể từ khi ông nhận giải Nobel (2007), nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều "cú sốc" lớn. Ông nhận định thế nào về xu hướng kinh tế toàn cầu nói chung và ở Đông Nam Á nói riêng trong thời gian tới?
- Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những tiến bộ trong phát triển kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ những năm 1930 đã giúp thế giới giảm được những thiệt hại do suy thoái. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều cần phải nghiên cứu, đặc biệt là những quy tắc quản lý cơ bản - yếu tố cần thiết cho một hệ thống tài chính vững mạnh. Mỗi thị trường trên thế giới đều có đặc điểm riêng, nhưng cũng có điểm chung. Đó là, bất kỳ hệ thống tài chính nào cũng có thể trở nên không ổn định khi niềm tin của các nhà đầu tư bị mất đi theo năm tháng. Theo tôi, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á cần những chương trình cải cách khác nhau để đạt tới sự ổn định và thịnh vượng. Có điều nên lưu ý rằng, chúng ta sẽ chỉ thịnh vượng hơn với tầm hiểu biết lớn hơn. Đây là nguyên tắc chung để xây dựng nên một hệ thống kinh tế thành công ở bất kỳ nơi nào.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.