Đó là báo cáo của lãnh đạo Thành phố Hà Nội với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về việc triển khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức sáng 6-3.
Đó là báo cáo của lãnh đạo Thành phố Hà Nội với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về việc triển khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức sáng nay (6-3).
Thời gian qua, hầu hết các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Hiến pháp 1992 bằng nhiều hình thức như hội thảo, hội nghị, qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp.
Các ý kiến đóng góp rất đa dạng vào các điều, khoản của Hiến pháp, nhất là Lời nói đầu và các điều liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng… Nhiều ý kiến cho rằng, Điều 4 của Dự thảo Hiến pháp là sự tất yếu cần phải có để duy trì sự lãnh đạo của Đảng trong tương lai. Đây còn là sự bảo đảm về sự ổn định chính trị để đất nước có điều kiện phát triển.
Việc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Hà Nội triển khai tích cực, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao nhận thức trách nhiệm của công dân đối với những công việc hệ trọng của đất nước.
Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói: “Việc lấy ý kiến của nhân dân đã triển khai trên diện rộng, nhưng về chiều sâu chúng tôi đang triển khai xuống tổ dân phố, thôn, khu dân cư để nhân dân, cử tri trên địa bàn đóng góp nhiều hơn, hiệu quả vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Khi tổng hợp chúng tôi thấy rằng việc lấy ý kiến đóng góp sâu trong địa bàn dân cư chưa được nhiều nên chúng tôi đang tập trung chỉ đạo lấy kiến sâu vào các nội dung trong các địa bàn dân cư”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.