Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Đừng đợi đến ngày mai” và “Đàn ông cũng khóc” ra mắt khán giả Thủ đô

H.Đ| 01/10/2010 09:35

(HNMO) - Vào dịp đầu tháng 10 này, Đoàn kịch Hình thể Nhà hát Tuổi trẻ đã chính thức cho ra mắt chương trình nghệ thuật sân khấu tương tác “Đừng đợi đến ngày mai” (Ý tưởng và đạo diễn NSND Lê Hùng, trợ lý đạo diễn Nghệ sỹ Như Lai) với  mong muốn đưa nghệ thuật vào phát triển cho cộng đồng và xã hội qua chương trình sân khấu mang chủ đề phòng chống và giảm sự kì thị của những người sống chung với HIV và AIDS với ba tiểu phẩm “Con muốn đến trường”, “Giấc mơ hạnh phúc” và “Chuyến xe cùng cảnh ngộ”.

(HNMO) - Vào dịp đầu tháng 10 này, Đoàn kịch Hình thể Nhà hát Tuổi trẻ đã chính thức cho ra mắt chương trình nghệ thuật sân khấu tương tác “Đừng đợi đến ngày mai” (Ý tưởng và đạo diễn NSND Lê Hùng, trợ lý đạo diễn Nghệ sỹ Như Lai) vớimong muốn đưa nghệ thuật vào phát triển cho cộng đồng và xã hội qua chương trình sân khấu mang chủ đề phòng chống và giảm sự kì thị của những người sống chung với HIV và AIDS với ba tiểu phẩm “Con muốn đến trường”, “Giấc mơ hạnh phúc” và “Chuyến xe cùng cảnh ngộ”.

Tiểu phẩm“Con muốn đến trường” là một câu chuyện về một bé gái bị nhiễm HIV từ cha mẹ mình với nỗi bất hạnh chính từ sự kì thị, xa lánh của người lớn. Tác phẩm mang đến cho khán giả những khoảnh khắc xúc động mà qua đó họ có cơ hội nhìn lại chính mình, tự quyết định thái độ ứng xử một cách tích cực để góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người kém may mắn, luôn có khát vọng hòa nhập cộng đồng và đóng góp cho xã hội chống lại căn bệnh của thế kỉ.

Một không khí hài hước, gần gũi với đời thường trong tiểu phẩm “Chuyến xe cùng cảnh ngộ” bắt đầu từ sự gặp gỡ tình cờ giữa một người lái xe ôm và người khách lỡ độ đường. Họ đã trải qua những giây phút khó khăn, giằng xé, kể cả việc suýt nữa ra tay làm hại nhau để cuối cùng bất ngờ hiểu ra rằng : cả hai đều là những người cùng cảnh ngộ đang mang trong mình vi-rút HIV, khiến người thân bị lây nhiễm và họ sẽ làm gì trong hoàn cảnh ấy…

Chương trình nghệ thuật tương tác “Đừng đợi đến ngày mai” đượckhép lại với tiểu phẩm độc diễn lãng mạn, đầy chất trữ tình “Giấc mơ hạnh phúc” với bao cảm xúc, nỗi khát khao về tình yêu và hy vọng. Thông điệp của chương trình nghệ thuật như muốn gửi đến cho mọi người : sự quan tâm chủ động giúp đỡ mọi số phận thiệt thòi trong cộng đồng liệu có cần đợi đến ngày mai để sống tốt hơn, để thay đổi những gì là thành kiến. Không! Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu từ hôm nay, để trao tặng những điều tốt đẹp nhất cho con người và cuộc sống này…

Cũng nhân dịp này, vở Hài kịch mới“Đàn ông cũng khóc” với chủ đề vềTình yêu – Hôn nhân - Hạnh phúc gia đình nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2010 cũng sẽ được các nghệ sỹ Đoàn kịch 2 – Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn trước công chúng.

Sau thành công của hài kịch “Ai sợ ai?” với hàng trăm xuất diễn, các nghệ sĩ Đoàn kịch 2 - Nhà hát Tuổi trẻ tiếp tục dàn dựng vở hài kịch mới“Đàn ông cũng khóc” của tác giả Lê Chí Trung – Tuấn Hải với mong muốn góp phần mang lại cho khán giả Thủ đô được thưởng thức những chương trình giải trí thú vị.

Chuyện kể rằng: Từ ngày khai thiên lập địa, Chúa Trời đã tạo ra chàng AĐam và nàng EVa với những phân chia giới tính, công việc rất rõ ràng: AĐam là đàn ông phải lo việc săn bắn hái lượm mà bây giờ người ta gọi là kiếm sống; EVa là Phụ Nữ phụ trách vấn đề sinh sản để duy trì nòi giống. Tất nhiên là muốn chửa đẻ thì phải có sự hợp tác của cả hai bên vào một đêm trăng sáng nào đấy…và sẽ có một cái thai nằm lại ở bụng của EVa trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Sau đó thì một thằng cu hay con hĩm sẽ ra đời … Cuộc sống cứ thế trôi đi đã hàng ngàn năm và sẽ còn như thế mãi cho đến khi hài kịch “Đàn ông cũng khóc”… xuất hiện!!!

Một ngày nọ, nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ, toàn dân trong thành phố kia bị nhiễm xạ nguyên tử. Đó chính là nguyên nhân thay đổi giới tính. Kể từ nay, chức năng làm mẹ, sinh nở chuyển sang cho đàn ông và bi kịch cho các chàng A Đam bắt đầu.

Mang thai thế nào? Đẻ vào đâu? Làm thế nào cho con bú vì “tí chẳng ra tí?”. Hằng trăm vấn đề phải giải quyết. Chưa kể còn bị “bạo hành” trong gia đình bởi chính người mà trước đây mình “đè đầu cưỡi cổ” cật lực! Họ còn phải chấp nhận nhìn người vợ đi “tình ngoài”, việc mà cách đây không lâu họ rất thành thạo.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
“Đừng đợi đến ngày mai” và “Đàn ông cũng khóc” ra mắt khán giả Thủ đô

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.