Đã 75 năm trôi qua, dấu ấn của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 vẫn hiện hữu ở nhiều địa danh tại Thủ đô Hà Nội… Những nơi ghi dấu thời khắc lịch sử của đất nước giờ đây vẫn còn đó, lưu lại nguyên vẹn ký ức về quá khứ hào hùng của dân tộc, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020), Báo Hànộimới giới thiệu một số địa danh - di tích tiêu biểu trong thời khắc lịch sử năm xưa và hôm nay.
Mít tinh phát động Tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19-8-1945.
Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám (nằm ở trước mặt Nhà hát Lớn Hà Nội) hiện nay.
Trong ngày 19-8-1945, lực lượng Việt Minh và nhân dân Thủ đô đánh chiếm Phủ Khâm sai Bắc kỳ, nơi đặt trụ sở của chính phủ tay sai Trần Trọng Kim.
Phần mái che ở sảnh trước của Phủ Khâm sai Bắc kỳ, sau đổi tên thành Bắc Bộ Phủ và nay là Nhà khách Chính phủ, vẫn được giữ nguyên.
Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2-9-1945.
Quảng trường Ba Đình hiện nay là quảng trường lớn nhất Việt Nam, được xây dựng ngay trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19-8-1945, lực lượng Việt Minh và nhân dân Thủ đô đánh chiếm Trại Bảo an binh.
Cổng Trại Bảo an binh, nay là số 40A Hàng Bài vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.