Mỹ lâu nay vẫn vô dịch thế giới trong cuộc chạy đua lên Mặt Trăng. Nhưng việc ngày 1/2 cường quốc này chính thức tuyên bố bỏ cuộc vì thiếu tiền chi cho chương trình không gian của cơ quan NASA, đường đua giờ đây
Ai sẽ "sở hữu" Mặt Trăng? Người Mỹ rất tự hào là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, nhưng ưu thế trên xứ sở này dường như đang nghiêng về châu Á. Cuộc đua vào vũ trụ ở châu Á đã nóng lên khi ngày 24/10/2007, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh thăm dò Mặt Trăng đầu tiên mang tên "Hằng Nga-1", một sự kiện được quốc gia đông dân nhất thế giới này chào đón như bước ngoặt lịch sử ghi dấu sự lớn mạnh của họ trong lĩnh vực công nghệ của thế giới.
Hằng Nga -1 được phóng sau khi Nhật Bản tháng trước đó phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng đầu tiên và trước một sứ mệnh tương tự đã được Ấn Độ lên kế hoạch. Cuộc viễn chinh kéo dài cả năm nay của Trung Quốc có chi phí lên tới 1,4 tỷ Nhân dân tệ (184 triệu USD). Trong khi đó, trung bình mỗi năm, Nhật Bản chi khoảng 60 tỷ yên (khoảng 508 triệu USD) cho các vệ tinh do thám. Về phần mình, Ấn Độ cũng có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để phát triển các công nghệ cho chuyến bay vũ trụ có người lái vào năm 2015 và chuyến bay lên Mặt Trăng vào năm 2020.
Trung Quốc đã miêu tả “Hằng Nga-1” là "mốc son" thứ ba trong chương trình vũ trụ của họ. Chương trình đưa người vào vũ trụ của Trung Quốc liên tục phát triển với nguồn ngân sách 2 tỷ USD/năm, gần bằng 1/10 ngân sách của NASA. Từ những năm 1970, Trung Quốc đã triển khai các tên lửa cùng vệ tinh. Chỉ sau 4 lần phóng thử, Bắc Kinh đã tạo ra cú sốc lớn trong khu vực khi trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á đưa tàu vũ trụ có người lái lên quỹ đạo. 5 năm sau, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới thực hiện thành công chuyến đi bộ trong không gian, dọn đường cho việc lắp đặt các trạm không gian sau này.
Hiện Trung Quốc đang đầy hoài bão với kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng. Năm 2004, Trung Quốc đã công bố chương trình thám hiểm với kế hoạch là đưa tàu không gian không người lái để phóng vệ tinh vào quỹ đạo Mặt Trăng, sau đó đáp xuống bề mặt và thu thập 2 kg mẫu đất đá mang về nghiên cứu. Giai đoạn hai dự kiến khởi động vào tháng 10 năm nay, trong đó thiết bị của Trung Quốc sẽ “rà soát” toàn bộ bề mặt Mặt Trăng từ độ cao 100 km để tìm kiếm một bãi đỗ phù hợp cho các tàu không gian sắp tới. Sau đó, chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc tiếp tục được phát triển với các dự án lắp đặt 3 trạm không gian từ năm 2011 đến 2015 và đưa một đoàn thám hiểm lên Mặt Trăng, sớm nhất có thể vào năm 2022.
Trong bộ môn chạy đua lên cung trăng, Ấn Độ, so với Trung Quốc, có những bước đi chậm chạp hơn, và Cơ quan Không gian của Ấn Độ chưa nắm vững kỹ thuật của các chuyến bay có phi hành đoàn. Đến nay New Delhi mới chỉ gửi đi một vệ tinh thăm dò bay quanh Mặt Trăng vào năm 2009. Nhưng chuyến bay này đã đem lại một đóng góp khoa học: đó là việc khám phá một phân tử nước trên Mặt Trăng.
Tham vọng của Cơ quan Không gian của Ấn Độ là đến năm 2025 sẽ đưa một nhà du hành vũ trụ Ấn Độ lên Mặt Trăng. Để thực hiện được thách thức này, New Delhi trông chờ vào một đòn bí mật: đó là sự hợp tác chặt chẽ với Nga, một quốc gia biết rất rõ con đường dẫn lên cung trăng.
Quân sự, hay vì mục đích khác?
Tính đến năm ngoái, thế giới đã có 59 trong tổng số 122 chuyến bay nghiên cứu Mặt Trăng thành công và dự kiến sẽ còn nhiều chuyến bay nữa trong bối cảnh thế giới ngày càng quan tâm đến xứ sở láng giềng cách Trái đất chừng 385.000 km này.
Thám hiểm Mặt Trăng trong thế kỷ 21 sẽ khác với các chuyến bay của tàu Apollo của Mỹ. Những hình ảnh gửi về sẽ không còn mờ mờ mà sẽ có độ phân giải cao. Thông tin liên lạc sẽ thường xuyên và rõ nét hơn. Các phi hành gia thay vì đào bới trên bề mặt sẽ khám phá Mặt Trăng thực sự. Các chuyến thám hiểm sẽ thực sự mang ý nghĩa khoa học và thương mại, khác hẳn với cách đây 40 năm.
Đối với nhiều nước, chú trọng nghiên cứu Mặt Trăng không chỉ là "chủ nghĩa dân tộc trong lĩnh vực khoa học" hay vì mục đích quân sự, mà còn như bước đi đầu tiên trong việc thám hiểm nguồn tài nguyên.
Các nhà khoa học cho biết các nguồn tài nguyên trên Mặt Trăng có thể phục vụ cho đời sống ở Trái đất, như cung cấp năng lượng sạch và rẻ hơn, giúp con người thám hiểm Thái dương hệ và bên ngoài vũ trụ với nhiên liệu phóng tên lửa rẻ hơn và các vật liệu xây dựng cho những chuyến du hành vũ trụ. Mặt Trăng có các khoáng sản như nhôm, manhê, titan, sắt (dùng để xây dựng các cơ sở trên Mặt Trăng ), Xilicôn (để làm pin điện quang). Ngoài ra, đất Mặt Trăng rất giàu ôxy (để sản xuất ôxy cho các nhà du hành vũ trụ cũng như sản xuất nhiên liệu tên lửa) và hyđrô. Đất Mặt Trăng cũng dễ nấu chảy để đúc khuôn và làm vật liệu xây dựng.
Nhà du hành Harrison Schmitt đã từng bay trên tàu Apollo trước đây cho biết có thể chuyển 1 tấn hêli-3 từ Mặt Trăng về Trái đất để sản xuất điện với giá có thể cạnh tranh với giá dầu 30 USD/thùng. Nhưng có thể phải mất vài thập kỷ nữa người ta mới có được công nghệ sản xuất nhiên liệu này một cách có hiệu quả kinh tế. Cách đây 7 năm, tại một hội nghị phát triển Mặt ở Mỹ, các nhà phát triển công nghệ và nghiên cứu vũ trụ cho rằng nếu các hướng đầu tư được mở ra, Cung trăng của thế kỷ 21 sắp được tô điểm thêm các nhà máy tự động, các thành phố ngầm, các toà tháp phát điện, các ga du lịch, các trạm nghiên cứu khoa học và thậm chí cả các nghĩa địa.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.