(HNMO)- Đó là nhận định của bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tại cuộc họp sơ kết sau 5 tháng triển khai Cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến và anh hùng” diễn ra chiều 1-4 tại UBND TP. Hà Nội.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng và Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy HN ông Hồ Quang Lợi tại cuộc họp rút kinh nghiệm chiều 1/4.
(HNMO)- Đó là nhận định của bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tại cuộc họp sơ kết sau 5 tháng triển khai Cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến và anh hùng” diễn ra chiều nay (1-4) tại UBND TP. Hà Nội.
Sẽ còn 2 tháng nữa (từ nay đến hết 31/5) để triển khai cuộc thi có hiệu quả, các đơn vị cần tập trung vào công tác tuyên truyền và khâu tổ chức. Phải coi tháng 4/2010 là tháng cao điểm để tuyên truyền. Các cơ quan truyền thông nên hỗ trợ tích cực, liên tục đăng tải những nội dung về kế hoạch này để đông đảo thanh niên, học sinh và các tầng lớp người dân được biết đến nhiều hơn và tích cự tham gia. Đặc biệt, đây là cuộc thi lớn, có ý nghĩa nên UBND Thành phố cũng có kế hoạch trong thời gian 10 ngày Đại lễ sẽ tổ chức Lễ trao giải hoành tráng.
Tính đến cuối tháng 3-2010, Thường trực Ban chỉ đạo đã nhận được Kế hoạch triển khai cuộc thi "Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến và anh hùng” của hơn 33/63 tỉnh, thành phố. Hầu hết các tỉnh thành đều tổ chức các lễ phát động gắn với sự kiện trọng đại của địa phương, tổ chức thông báo rộng rãi thể lệ, câu hỏi cuộc thi và động viên các đoàn viên thanh niên cùng các tầng lớp nhân dân tích cự hưởng ứng cuộc thi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của BTC, công tác tuyên truyền, phổ biến cuộc thi còn đơn giản, chưa thực sự sâu rộng. Sự quan tâm của các cấp ủy, sự hưởng ứng và triển khai tại một số địa phương còn chậm do chưa được quan tâm đúng mức. Tiến độ triển khai còn chậm so với yêu cầu đề ra. Một trong những nguyên nhân gây sự chậm trễ này là do thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức cả cấp Trung ương và địa phương thay đổi nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng triển khai của cuộc thi.
Còn đối với cuộc thi ảnh và video clip “ Hà Nội trong trái tim tôi” do Báo Hànộimới tổ chức đồng thời với cuộc thi trên, sau hơn 2 tháng phát động cũng đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo cộng tác viên, bạn đọc trên địa bàn Hà Nội và cả nước.
Tính đến cuối tháng 3/2010, BTC đã nhận được 292 file ảnh của bạn đọc gửi về trong tổng số 56 chùm ảnh dự thi. Sau khi sàng lọc và lựa chọn, báo Hànộimới Điện tử đã sử dụng 39 ảnh, chia thành 7 chùm ảnh. Nhìn chung, ảnh dự thi đã tập trung phản ánh các phong cảnh đẹp trong nội thành Hà Nội. Đó có thể là một góc phố rêu phong, một công trình hiện đại, một chùm hoa lộc vừng bên hồ Hoàn Kiếm…Đặc biệt là vẻ đẹp Hồ Gươm, Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám …
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là cuộc thi vẫn chưa thu hút được nhiều đối tượng dự thi, nhất là các em học sinh, sinh viên của Thu đô. Hầu hết số tác phẩm ảnh có chất lượng chỉ tập trung vào ít tác giả, CTV quen thuộc của báo Hànộimới…
Tại cuộc họp chiều 1-4, đồng chí Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nhận xét, trong thời gian gần nửa năm cho một cuộc thi lớn, công tác triển khai cũng đã có những kết quả nhất định. Cũng có những việc tạm hài lòng, nhưng cũng có những việc cần kiểm điểm nghiêm túc. Đặc biệt là ở công tác tổ chức. Ban tổ chức cuộc thi nên rút kinh nghiệm phối hợp tốt hơn đối với 2 đơn vị chủ chốt là Thành Đoàn Hà Nội và Sở Giáo dục- Đào tạo. Thông qua 2 đơn vị này tuyên truyền, khích lệ đến lớp trẻ tìm hiểu và tích cực hưởng ứng.
Tuy nhiên, các địa phương cũng cần rút kinh nghiệm. Ban chỉ đạo 1000 năm tại các địa phương còn rất lúng túng trong việc triển khai cuộc thi. Cần phối hợp tốt hơn với Trung ương Đoàn và ngành giáo dục, tập trung tuyên truyền vào đối tượng trẻ, qua đó thể hiện tình cảm, lòng tự hào của lớp trẻ đối với Thủ đô 1000 năm văn hiến và anh hùng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.