Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cái giá của việc chinh phục đỉnh Everest

Mai Chi| 28/09/2015 11:39

(HNMO) - Chi phí cho hành trình leo lên Everest là khoảng hơn 20.000 euro. Nhưng liệu rằng cái giá đó có phải là tất cả. Trận động đất gần đây tại Nepal một lần nữa đã làm rấy lên nỗi lo ngại về việc bảo tồn kỳ quan thiên nhiên này trong khi vẫn khai thác được các giá trị văn hóa và du lịch của nó.


Kể từ đó, việc chinh phục Everest trở thành mục tiêu không thể bỏ qua của những người ưa thích mạo hiểm. Hàng chục ngàn nhà leo núi thu xếp hành trang lên đường, và gần 7.000 người đạt được đích đến cuối cùng. Tuy nhiên lượng người đổ về đây mỗi năm gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nơi này.

Chi phí cho hành trình leo lên Everest là khoảng hơn 20.000 euro. Nhưng liệu rằng cái giá đó có phải là tất cả? Trận động đất gần đây tại Nepal một lần nữa đã làm dấy lên nỗi lo ngại về việc bảo tồn kỳ quan thiên nhiên này trong khi vẫn khai thác được các giá trị văn hóa và du lịch của nó.

Những vấn đề lớn nhất tại Everest

Rác thải

26.000kg rác thải – tương đương 20 chiếc ô tô gia đình - nằm rải rác trên ngọn núi.

Điều kiện vệ sinh là một trong những vấn đề chính tại Everest. Rác thải đóng băng nhiều năm đang dần tan ra và trôi xuống theo các dòng sông băng, gây ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.

Những nhà leo núi được khuyến khích thu dọn rác và mang xuống núi, nhưng không phải ai cũng tuân thủ. Thêm vào đó, rác thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước, bởi vậy các nghiên cứu đang tập trung vào việc tìm ra một giải pháp mang tính bền vững và lâu dài.


Các vật dụng được mang theo trong quá trình leo núi rất đa dạng, từ dây thừng, lều bạt cho đến bình oxy. Chính phủ Nepal đã phải yêu cầu các nhà leo núi mang toàn bộ hành lý của mình xuống núi, nếu không họ sẽ mất khoảng tiền đặt cọc 4.000 đôla. Các công ty du lịch cũng thường xuyên tổ chức các chuyến đi thu dọn rác thải sau mỗi mùa leo núi.

Thi thể

Hơn 270 nhà leo núi đã thiệt mạng trong quá trình chinh phục Everest.

Việc di chuyển thi thể của những vận động viên thiệt mạng trong quá trình leo núi là một quá trình vô cùng phức tạp và khó khăn, bởi vậy phần lớn trong số họ vẫn còn lưu lại trên núi. Họ đã trở thành những “dấu mốc” đáng sợ trong hành trình lên tới đỉnh núi.

Những thi thể này nằm khuất trong các khe nứt, tuy nhiên cũng có một vài trong số họ bị chôn vùi dưới tuyết hoặc được những người bạn đồng hành “an táng” một cách trang nghiêm bằng đá. Đã có rất nhiều lời kêu gọi di chuyển các thi thể này để tỏ lòng kính trọng đối với họ và giữ gìn môi trường của ngọn núi.

Biện pháp khắc phục

Nhiều hành động đã được tiến hành để giải quyết các vấn đề và bảo vệ di sản thế giới này. Tuy nhiên, chính phủ Nepal liên tục gặp khó khăn trong việc áp dụng những biện pháp này một cách có hiệu quả.

Vấn đề lớn nhất còn tồn tại là làm thế nào để kiểm soát số lượng người leo núi tại Everest. Con số này đã thực sự bùng nổ kể từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20. Thời điểm đó, chỉ có duy nhất một lộ trình để chinh phục ngọn núi. Ngày nay, có hàng trăm con đường dễ dàng hơn để tiếp cận đỉnh núi. Trong khi đó, nền kinh tế địa phương lại dựa chủ yếu vào nguồn thu từ hoạt động du lịch khám phá này.

Sân bay Lukla là một điểm đến khá nổi tiếng đối với những người mong muốn chinh phục Everest.


Việc cân bằng giữa du lịch và bảo vệ môi trường vẫn luôn là một bài toán khó đối với Nepal. Giải quyết vấn đề này là điều quan trọng trong việc bảo tồn địa điểm không thể bỏ qua này.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cái giá của việc chinh phục đỉnh Everest

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.