(HNMO) - Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết, các ngân hàng đã hoàn thành trách nhiệm giúp phục hồi kinh tế của mình và giờ đến lượt các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa.
Tổ chức có trụ sở tại Basel - thường được gọi là "ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương" - cho biết, đã đến lúc các ngân hàng ngừng bơm tiền vào nền kinh tế.
Thị trường hiện đã tự vật lộn cho một thế giới không có sự giúp đỡ của ngân hàng trung ương.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết, họ đã có kế hoạch ngừng bơm tiền vào nền kinh tế, gây biến động thị trường.
Trong báo cáo hàng năm của mình, BIS cho biết, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện trách nhiệm ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu kéo dài suốt 6 năm qua.
Khi xảy ra khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng trung ương đã thử một số chiến thuật để cố gắng giữ cho dòng tiền lưu thông, ban đầu là cắt giảm lãi suất và sau đó là nới lỏng định lượng, mua vào các tài sản và bơm những khoản tiền lớn vào hệ thống ngân hàng.
Theo BIS, giờ đến lượt các chính phủ phải tra dầu vào các bánh xe kinh tế. Việc này nên được thực hiện thông qua cải tổ thị trường lao động để tăng năng suất.
BIS được thành lập vào năm 1930 và là tổ chức tài chính quốc tế lâu đời nhất trên thế giới. Tổ chức này gồm 60 thành viên, trong đó có các thành viện “khủng” như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Nhật Bản.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.