(HNMO) - Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở Trung ương và cấp tỉnh; Làm rõ quan hệ giữa các lực lượng trong bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; Những cuộc "trường chinh" đầy gian khổ của báo Cứu Quốc; Tổng sản lượng huy động từ thủy điện tăng vọt; Vụ việc tại Đắk Lắk: Tạm giữ hình sự 74 đối tượng, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn... là những tin tức đáng chú ý ngày 20-6.
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở Trung ương và cấp tỉnh: Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, sáng 20-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Luật Phòng thủ dân sự gồm 7 chương, 55 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. Với việc thông qua luật này, Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở cả cấp Trung ương và tỉnh. XEM CHI TIẾT
Làm rõ quan hệ giữa các lực lượng trong bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở: Sáng 20-6, thảo luận ở tổ về Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội đánh giá dự thảo Luật đã được hoàn thiện kỹ lưỡng sau lần đầu trình Quốc hội tại kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV; đồng thời đề nghị làm rõ mối quan hệ công tác giữa lực lượng này với các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. XEM CHI TIẾT
Thiết kế mô hình Đại học Thủ đô Hà Nội phù hợp xu thế mới: Phát biểu tại hội thảo xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết: Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng chiến lược, Ban chỉ đạo còn có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng trường Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xây dựng lộ trình phát triển bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, phù hợp với xu thế phát triển của ngành giáo dục - đào tạo và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; khẳng định vị thế trong nước và khu vực. XEM CHI TIẾT
Những cuộc "trường chinh" đầy gian khổ của báo Cứu Quốc: Cách mạng Tháng Tám thành công, báo Cứu Quốc - cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh, đóng trụ sở tại nhà số 114 phố Hàng Trống, Hà Nội (nay là số 44 Lê Thái Tổ - trụ sở Báo Hànộimới). Nhưng chưa được bao lâu thì kháng chiến bùng nổ, báo Cứu Quốc rời Thủ đô, lúc đầu đóng ở Viên Nội, nằm sát đê sông Đáy, cách Hà Đông không xa. XEM CHI TIẾT
→ 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Tổng sản lượng huy động từ thủy điện tăng vọt: Số liệu cập nhật sáng 20-6 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho thấy, phụ tải toàn hệ thống điện ngày 19-6 đạt khoảng 809,5 triệu kWh, tăng 86,6 triệu kWh so với ngày 18-6. Trong đó miền Bắc ước khoảng 382,9 triệu kWh, miền Trung khoảng 77,6 triệu kWh (tăng), miền Nam khoảng 348,4 triệu kWh. XEM CHI TIẾT
Giải ngân vốn đầu tư công - Gắn tiến độ với trách nhiệm: Đầu tư công có vai trò quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả giải ngân nguồn vốn này trong thời gian qua chưa như mong muốn, cần theo dõi sát diễn biến, nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm của mỗi đầu mối, chủ dự án nhằm tích cực thúc đẩy tiến độ giải ngân trong thời gian tới. XEM CHI TIẾT
Tạm giữ hình sự 74 đối tượng, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn: Liên quan vụ tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của Công an xã) thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm 9 người chết, 2 người bị thương, ngày 20-6, Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: Đến nay, cơ quan Công an đã tạm giữ hình sự 74 đối tượng liên quan, thu giữ nhiều vũ khí, vật chứng; đồng thời, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. XEM CHI TIẾT
1,5 triệu đàn ông Việt Nam có nguy cơ ế vợ vào năm 2034: Việc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Dư thừa nam giới, thiếu hụt nữ giới, khiến nhiều đàn ông phải sống độc thân. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ "dư thừa" 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó. XEM CHI TIẾT
Liên hợp quốc thông qua hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế: Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres gọi sự kiện thông qua hiệp ước này là một "thành tựu lịch sử", theo đó tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế, vốn chiếm 60% diện tích các đại dương trên thế giới. XEM CHI TIẾT
Bước kiến tạo lòng tin: Một phái đoàn ngoại giao châu Phi đã có chuyến thăm Ukraine và Nga vào cuối tuần qua trong một sứ mệnh hòa bình nhằm dọn đường cho các cuộc đàm phán trung gian, đi đến chấm dứt xung đột giữa hai quốc gia này. Dù các cuộc gặp chưa đạt được tiến triển rõ ràng nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao cách tiếp cận cân bằng, cũng như đề xuất hòa bình của các nhà lãnh đạo châu Phi... XEM CHI TIẾT
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.