(HNMO) - Argentina sẽ đệ đơn chính thức lên Liên hợp quốc về việc Anh
Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner đã đưa ra thông báo tại một cuộc họp của các nghị sĩ, quan chức cấp cao và các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh năm 1982 của Argentina với Anh trên các hòn đảo.
Căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng trong những tuần gần đây.
Tháng trước, Anh cho biết, nước này đã gửi một tàu khu trục đến khu vực.
Tình hình tại các hòn đảo, được Argentina gọi là Malvinas, vẫn là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Buenos Aires.
Vào tháng 12, Mercosur, một khối thương mại Nam Mỹ, đã đóng cửa các cảng của các nước này với các tàu treo cờ đảo Falkland.
Sau đó, vào tháng trước, Vương quốc Anh cho biết đã đưa một tàu khu trục mới nhất của nước này, HMS Dauntless, tới Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi Falkland.
London mô tả động thái này là "việc bình thường".
Hoàng tử William, cháu nội của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và là người kế vị ngai vàng thứ hai, cũng đã được đưa tới quần đảo này với vai trò là một phi công trực thăng tìm kiếm và cứu hộ.
Trong bài phát biểu hôm qua, 7/2, bà Fernandez đã cáo buộc Anh "quân sự hóa Nam Đại Tây Dương một lần nữa".
"Chúng tôi sẽ đệ trình khiếu nại lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc, bởi việc quân sự hóa này đã đặt ra một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với an ninh quốc tế", bà Fernandez nói.
Bà đã yêu cầu Thủ tướng Anh David Cameron "đưa cho hòa bình một cơ hội".
Văn phòng ngoại giao Anh sau đó đã ban hành một tuyên bố nói rằng: "Những người dân của quần đảo Falkland là người Anh không có sự lựa chọn. Họ tự do quyết định tương lai của chính họ và sẽ không có đàm phán với Argentina về chủ quyền, trừ phi người dân đảo muốn vậy".
Sáng kiến của Tổng thống Fernandez là phù hợp với nỗ lực gần đây của Argentina để quốc tế hóa vấn đề Falklands. Chính phủ của bà đã nhận được sự hỗ trợ chính trị của các quốc gia như Brazil và Uruguay, những nước đã cấm tàu treo cờ Falkland truy cập vào cảng các nước này.
Bộ trưởng Ngoại giao Chile cũng tuyên bố sự ủng hộ của ông về chủ quyền của Argentina đối với quần đảo.
Anh đã giữ quần đảo Falkland kể từ năm 1833.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.