Theo dõi Báo Hànộimới trên

Afghanistan: Hết chiến tranh, chưa thôi chiến sự

Đình Hiệp| 24/06/2015 06:28

(HNM) - Ngay giữa

Dù những kẻ tấn công đã bị lực lượng cảnh sát tiêu diệt sau chưa đầy hai tiếng nhưng cảnh tượng kinh hoàng như trong phim hành động diễn ra 48 giờ qua khiến nhiều người không khỏi quan ngại về tình hình an ninh ngày càng trở nên bất ổn tại quốc gia Nam Á này.

Hiện trường vụ Taliban tấn công trụ sở Quốc hội Afghanistan ngày 22-6.


Vụ tấn công kinh hoàng làm rung chuyển tòa nhà Quốc hội Afghanistan chỉ là một trong hàng loạt vụ tấn công đẫm máu mà các tay súng Taliban thực hiện từ đầu năm đến nay. Để đẩy mạnh cuộc chiến chống lại Chính phủ Afghanistan, mới đây phiến quân Taliban còn phát động cuộc "tấn công mùa xuân" nhằm vào các mục tiêu quan trọng của người nước ngoài cũng như trụ sở chính phủ. Những vụ đánh bom, nổ súng… thường xuyên xảy ra khắp nơi. Thế nhưng, điều khiến dư luận quan tâm là vì sao chiếc xe gài bom trên có thể vượt qua nhiều trạm kiểm soát an ninh gắt gao để đến trụ sở Quốc hội? Vụ tấn công nhằm vào biểu tượng trung tâm quyền lực của Afghanistan cùng một loạt "thắng lợi" khác của phiến quân Taliban gần đây khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của các lực lượng an ninh Afghanistan do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đào tạo.

Thực tế cho thấy, bạo lực bùng phát mạnh ở quốc gia Hồi giáo hơn 30 triệu dân này kể từ khi các lực lượng quân sự nước ngoài do Mỹ đứng đầu rút khỏi cuối năm 2014. Từ đầu năm đến nay, Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan đã chính thức tiếp quản toàn bộ nhiệm vụ bảo đảm an ninh từ các lực lượng của NATO. Thế nhưng, việc các binh sĩ nước ngoài rời Afghanistan sau 13 năm tham chiến đang tạo ra khoảng trống an ninh nguy hiểm khi chính quyền Kabul tỏ ra khá lúng túng trước lực lượng Taliban ngày càng lớn mạnh. Ngay từ khi nhậm chức tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mohammad Ashraf Ghani đã cam kết tạo lập một chính phủ đoàn kết hiệu quả, đồng thời nỗ lực vực dậy nền kinh tế và khởi động bộ máy an ninh đủ mạnh để đánh bại phiến quân Taliban. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là cải thiện quan hệ với Mỹ và các quốc gia đồng minh từng rất căng thẳng trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Hamid Karzai. Để hiện thực hóa điều đó, Tổng thống M.Ghani đã ký Hiệp định An ninh song phương (BSA) với Washington và Thỏa thuận về quy chế các lực lượng (SOFA) với NATO, cho phép liên minh quân sự của NATO duy trì 12.500 quân tinh nhuệ tại Afghanistan sau năm 2014 với nhiệm vụ huấn luyện chứ không tham chiến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thách thức an ninh đối với Afghanistan vẫn không hề nhỏ.

Thực trạng trên cho thấy, Taliban vẫn chưa chấm dứt tham vọng củng cố vị thế sau khi sứ mệnh chiến đấu của NATO kết thúc. Mặc dù chính phủ của Tổng thống M.Ghani đã kêu gọi Taliban ngồi vào bàn đàm phán và tham gia các tiến trình chính trị, song Taliban tỏ ra không mấy mặn mà với đề xuất trên. Thậm chí, nhóm tàn quân còn tuyên bố: "Không tham gia các cuộc đàm phán hòa bình chừng nào vẫn còn sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Afghanistan". Những thách thức an ninh từ Taliban diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo quốc gia Nam Á vừa phải ra sắc lệnh kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khi bầu cử bị trì hoãn (lẽ ra diễn ra vào tháng 4 vừa rồi). Các vụ khủng bố táo tợn liên tiếp diễn ra đang đặt Tổng thống M.Ghani trước nhiều thách thức và đòi hỏi chính phủ nước này phải điều chỉnh chiến lược an ninh để đối phó với nhóm phiến quân một cách hiệu quả hơn.

Cuộc chiến Afghanistan đã kết thúc từ lâu nhưng đất nước này vẫn chưa hết chiến sự.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Afghanistan: Hết chiến tranh, chưa thôi chiến sự

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.