Theo dõi Báo Hànộimới trên

10 việc Thừa phát lại không được làm với người yêu cầu

Ban Bạn đọc| 20/12/2022 07:25

(HNM) - Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BTP ngày 1-11-2022 về quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử trong hành nghề. Điều 9 của thông tư quy định những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với người yêu cầu:

- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người yêu cầu.

- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

- Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu.

- Nhận thực hiện yêu cầu trong trường hợp mục đích và nội dung của yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại.

- Lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền, lợi ích của chính mình với người yêu cầu, những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì...

Thông tư số 08/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 22-12-2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
10 việc Thừa phát lại không được làm với người yêu cầu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.