Theo dõi Báo Hànộimới trên

Xin đừng vay của tương lai

Kính Lúp| 03/06/2016 06:53

(HNM) - Xét về lý thuyết thì hoạt động sản xuất là tác nhân trực tiếp và lớn nhất gây ra nạn ô nhiễm môi trường; từ đó đe dọa, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống con người cũng như tương lai phát triển bền vững của đất nước.


Để trả lời câu hỏi không dễ này, có một vấn đề đòi hỏi một cách tư duy mới. Đó là không chấp nhận thu hút đầu tư bằng mọi giá và Việt Nam cần "khó tính" hơn trong lựa chọn dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Bởi trên thực tế, doanh nghiệp (DN) ĐTNN cũng "đóng góp" làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường, tuy rằng không thể xác định cụ thể là bao nhiêu, mức độ nghiêm trọng thế nào. Việt Nam đang và sẽ tiếp tục mở cửa thu hút vốn ĐTNN, các địa phương cũng chạy đua trong cuộc hút vốn ngoại; thậm chí có tư duy coi kết quả thu hút vốn ĐTNN bằng mọi giá như một thành công trong công cuộc phát triển kinh tế. Người ta đã quen với việc tỉnh, thành phố nào đó nhấn mạnh khẩu hiệu "trải thảm đỏ đón nhà đầu tư". Đáng tiếc là, cùng với kêu gọi đầu tư, yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, giải quyết đúng mức nên hệ lụy là có DN ĐTNN đã gây ô nhiễm môi trường. Bài học từ vụ Vedan một thời gây ô nhiễm dòng sông Thị Vải vẫn còn nguyên giá trị.

Các nhà bảo vệ môi trường đã lên tiếng từ lâu, thậm chí họ kêu gọi hãy ủng hộ khẩu hiệu "Việt Nam không phải là bãi thải của DN nước ngoài"… Song, kết quả hoạt động bảo vệ môi trường chưa đạt như mong muốn.

Thiết nghĩ, đã đến lúc bắt buộc nhà đầu tư phải bảo đảm yêu cầu về môi trường, nhất là với những dự án có nguy cơ cao thuộc lĩnh vực dệt, nhuộm, xi măng, thép, sản xuất sơn, hóa chất… Đồng thời sẵn sàng nói "không" với dự án không đáng tin cậy như cách Đà Nẵng "nói không" với dự án sản xuất thép hàng tỷ USD.

Xin đừng tiếp tục vay của tương lai, đồng nghĩa với việc chấm dứt thói quen "tạm ứng" của con cháu…

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Xin đừng vay của tương lai

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.