Theo dõi Báo Hànộimới trên

Vụ sữa nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum: Rõ trách nhiệm doanh nghiệp

Thu An| 07/09/2013 08:19

(HNM) - Nhà chức trách New Zealand cho biết kết quả từ 195 cuộc xét nghiệm tại New Zealand và Mỹ trên chất WPC 80 xác định vi khuẩn được phát hiện là Clostridium sporoganenes...

Sản phẩm Dumex đã được chứng minh không nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum và hoàn toàn an toàn cho người sử dụng



Câu chuyện của sữa bị nghi ngờ nhiễm độc

Nhà chức trách New Zealand cho biết kết quả từ 195 cuộc xét nghiệm tại New Zealand và Mỹ trên chất WPC 80 xác định vi khuẩn được phát hiện là Clostridium sporoganenes không gây hại chứ không phải khuẩn Clostridium Botulinum như thông báo ban đầu do chính Fonterra đưa ra vào ngày 2-8-2013. Bên cạnh đó, các cơ quan trong nước cũng tiến hành kiểm tra xét nghiệm sản phẩm để làm rõ nghi vấn ngay sau khi các công ty sữa chủ động thực hiện thu hồi số hàng nghi ngờ nhiễm khuẩn và kết quả cũng đã chứng minh độ an toàn của sản phẩm. Như sản phẩm Dumex Gold bước 2 của Công ty Danone Việt Nam cũng đã được Viện Vệ sinh y tế công cộng - Bộ Y tế và Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm - Sở Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh chứng minh không nhiễm Clostridium Botulinum.

Có thể nói sự cố sữa bị nghi nhiễm khuẩn là một cơn bão khủng khiếp đã gây ra chấn động lớn trong ngành công nghiệp chế biến sữa New Zealand nói riêng và cả thế giới nói chung. Khi nhận được thông tin từ Fonterra, tại Việt Nam, một số công ty sữa nổi tiếng trên thị trường đã ngay lập tức đưa ra quyết định thu hồi sản phẩm. Dù các công ty đã nhấn mạnh việc thu hồi sản phẩm chỉ là để phòng ngừa, nhưng thị trường sữa bột vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều, người tiêu dùng hoang mang lo lắng. Trong suốt những tuần vừa qua, thị trường sữa khá ảm đạm. Theo chia sẻ của một số chủ cửa hàng sữa trên phố Hàng Bè, Nguyễn Lương Bằng, doanh thu của họ đối với một số mặt hàng, đặc biệt là các nhãn hiệu đã thu hồi sản phẩm sụt giảm tương đối nhiều. Một số người tiêu dùng do tâm lý hoang mang đã chuyển qua những sản phẩm khác. Tuy nhiên, có một số khách hàng vẫn trung thành với nhãn hiệu họ đang sử dụng vì hiểu được những sản phẩm bị nghi ngờ nhiễm khuẩn đã hoàn toàn được thu hồi khỏi thị trường.

Thu hồi phòng ngừa, chấp nhận thiệt hại

Nếu như ở các nước phát triển, việc thu hồi phòng ngừa được người tiêu dùng đón nhận một cách khá tích cực, được xem là cách hành xử trung thực và có trách nhiệm của một công ty đối với khách hàng thì ở Việt Nam người tiêu dùng vẫn chưa quen và chưa rõ với khái niệm này. Họ vẫn nghĩ rằng sản phẩm chắc chắn bị nhiễm khuẩn thì mới tiến hành thu hồi. Nhưng trên thực tế, như ông Jean Pierre Catherin, Tổng Giám đốc Danone Dumex Việt Nam chia sẻ, các hãng sữa có uy tín tiến hành thu hồi phòng ngừa sản phẩm vì không cho phép để bất cứ một rủi ro nào có thể xảy đến với trẻ em mặc dù nguy cơ gần như không có. Ông cho biết thêm, "sản phẩm Dumex trước khi đến tay người tiêu dùng đã qua hơn 1.000 bước kiểm tra trong quy trình sản xuất vì đối với chúng tôi, sự an toàn của trẻ là mối quan tâm hàng đầu. Biết rằng quyết định thu hồi phòng ngừa có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và hình ảnh của công ty nhưng chúng tôi không đánh đổi sức khỏe của trẻ cho dù với bất cứ giá nào".

Cùng với quan điểm này, bà Katherine Rich - Chủ tịch Ủy ban Thực phẩm và Hàng tiêu dùng New Zealand đã đánh giá cao quyết định thu hồi sản phẩm của các công ty vì hành động này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, đặt sự an toàn của người tiêu dùng lên hàng đầu, đặc biệt người dùng lại là trẻ em. Thu hồi phòng ngừa chỉ được thực hiện ở những nhà sản xuất luôn luôn đặt an toàn của người tiêu dùng lên trên cả lợi ích của chính mình.

"Cơn bão" đối với mặt hàng sữa và cả những công ty sữa có uy tín đã qua đi. Điều còn lại là người tiêu dùng Việt Nam đã được "làm quen" với một cách ứng xử đầy trách nhiệm đối với sức khỏe người tiêu dùng của những doanh nghiệp có lịch sử và uy tín.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Vụ sữa nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum: Rõ trách nhiệm doanh nghiệp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.