Văn hóa

Tuyên truyền nhân rộng gương người tốt, việc tốt, hành vi ứng xử đẹp của người dân Thủ đô

Thúy Nga 30/03/2024 - 14:49

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa có hướng dẫn tuyên truyền Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19-2-2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

z5197242116532_21bc74388bf3.jpg
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần sự tham gia của cả cộng đồng. Ảnh: Quang Thái

Theo đó, nội dung tuyên truyền Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy gắn với các quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24-11-2021) về “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc…”; Kết luận số 76-KL/TƯ, ngày 4-6-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII; Chương trình số 06-CTr/TU, của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”; Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan trực thuộc thành phố; Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tuyên truyền khẳng định và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, các tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Coi trọng nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình hành động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài và là nguồn lực, động lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự phát triển bền vững của Thủ đô, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”, “Thành phố kết nối toàn cầu”, Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Cùng với đó, tích cực phản ánh đa dạng, sinh động mọi hoạt động của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình triển khai những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Qua đó phát huy những phẩm chất quý báu của người Hà Nội, làm cho những giá trị văn hóa giàu truyền thống đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân; không ngừng nâng cao ý thức chấp hành, tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống; có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa mọi lúc, mọi nơi, trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình: Lễ phép, lịch sự, hòa thuận, kính trên nhường dưới, nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý... Chú trọng tuyên truyền việc xây dựng gia đình học tập, gia đình văn hóa, ấm no, văn minh, tiến bộ và hạnh phúc.

Đồng thời, quảng bá, tôn vinh, nhân rộng những cách làm hay, các mô hình sáng tạo, dự án, đề án, có hiệu quả cao trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị trên địa bàn thành phố. Kịp thời tuyên dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các hành vi ứng xử đẹp của người dân Thủ đô…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tuyên truyền nhân rộng gương người tốt, việc tốt, hành vi ứng xử đẹp của người dân Thủ đô

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.