(HNMO) - Chiều nay (30-10), tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, 12 dự án về cơ bản đảm bảo tiến độ nhưng tùy từng dự án có tiến độ khác nhau.
17:20 30/10/2018
Do thời gian của ngày làm việc đã hết, các câu hỏi trên sẽ được các thành viên của Chính phủ trả lời trong ngày mai (31-10). Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp sẽ bước sang ngày làm việc thứ hai, tiếp tục hứa hẹn tạo ra sức nóng từ nghị trường với bầu không khí hỏi và đáp tập trung, dân chủ, thẳng thắn.
Kết thúc ngày chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, có 36 đại biểu chất vấn, 23 đại biểu tranh luận và 15 Bộ trưởng cùng Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao tham gia trả lời. Chủ tịch Quốc hội nhận định ngày làm việc đầu tiên đã diễn ra sôi động.
Ngày mai, 31-10, phiên chất vấn sẽ bắt đầu từ 8h sáng.
17:10 30/10/2018
ĐB Dương Minh Ánh (Hà Nội) tranh luận với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với việc đổi mới chương trình giáo dục theo hướng giảm tải. Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn về câu trả lời của Bộ trưởng là tích hợp kiến thức 3 môn toán, lý, hoá vào môn khoa học tự nhiên. Bộ bố trí 3 giáo viên dạy một môn thì các giáo viên này có thể bảo đảm dạy tích hợp liên môn hay không và bất cập trong vào điểm, ra bài, ra đề, chấm thi... sẽ được giải quyết như thế nào? Với hướng sẽ đào tạo một giáo viên có thể dạy môn tích hợp, đại biểu lo ngại về lộ trình thực hiện sẽ khó đáp ứng kịp. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng "lắng nghe và cân nhắc thật thật kỹ khi triển khai giảng dạy liên môn".
ĐB Tô Thị Bích Châu (TP HCM) chất vấn về nội dung trong xu thế phát triển ngày càng nhanh của công nghệ, giải pháp nào đột phá của Chính phủ trong chính sách đào tạo nghề, đào tạo người lao động nông thôn để không yếu thế trên sân nhà? khó khăn và giải pháp nhằm tạo bước đột phá trong thu hút nguồn dầu tư từ khu vực tư nhân vào trong việc xây dựng sản phẩm, ngành hàng chủ lực quốc gia, địa phương.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu ý kiến về xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhanh và kịp thời, đến kháng án ở toàn áp cấp cao chậm nhưng còn hy vọng. Tuy nhiên, kháng cáo, kháng nghị đến giám đốc thẩm, tòa án tối cao thì quá chậm, người dân không còn hy vọng. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết nguyên nhân và giải pháp?
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Bộ trưởng Bộ Công Thương có nhận định gì về hiệu quả kinh tế của các công trình khai thác bô xít ở Tây Nguyên? Khi nào Chính phủ tiến hành đánh giá việc thí điểm khai thác bô xít ở Tây Nguyên? Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư có ý kiến gì khi doanh nghiệp cho rằng có đến 90% dự án ODA của các cơ quan Nhà nước mất trung bình 6 tháng để phê duyệt, còn của các tổ chức ngoài Nhà nước mất trung bình 12 -16 tháng. Nếu mỗi dự án có kinh phí trung bình là 1-2 triệu USD thì chỉ với 100 dự án Nhà nước đã mất 50-100 triệu USD/năm chỉ vì thủ tục. Bộ trường có bình luận gì?
17:09 30/10/2018
Thiếu cơ chế về thi hành án hành chính
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời câu hỏi của ĐB Bùi Văn Xuyền: Luật Thi hành án dân sự ra đời trước Luật Tố tụng hành chính và khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thì Chính phủ phân công Bộ Tư pháp trình và thông qua Nghị định 71. Trước tiên, chúng ta luôn phải thực hiện theo pháp luật hiện hành. Hiện nay, phải công nhận một thực tế là có sự khác nhau về vị thế của cơ quan nhà nước và vị thế công dân trong hệ thống pháp luật nói chung, phải tiến tới làm sao để tạo sự cân bằng, cùng với sự phát triển của kinh tế, ý thức pháp luật để chúng ta nâng dần vị thế này lên.
Trong Nghị định 71, có quy định về trách nhiệm hành chính của người đứng đầu khi không thực hiện các bản án, quyết định về hành chính. Cho đến nay chưa có cơ chế, trách nhiệm pháp lý nào về thi hành hay không thi hành án hành chính. Vì thế, việc thi hành có hạn chế so với các loại hình thi hành án khác. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tư pháp đã thành lập các đoàn kiểm tra. Với cơ chế của Quốc hội và công luận gây áp lực, việc thưc hiện đã ghi nhận một bước tiến lớn. Trong thời gian tới, Bộ sẽ công bố quy trình theo dõi các bản án, ban hành các biểu mẫu, trực tiếp kiểm tra và làm việc với các tỉnh để tạo ra chuyển biến.
17:08 30/10/2018
Đại biểu chất vấn về dự thảo quy định xử lý học sinh, sinh viên bán dâm
ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) chất vấn tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc biên chế khối mầm non, trung học cơ sở còn thiếu nhiều. Với những tỉnh thiếu nhiều biên chế thì có phải tinh giản biên chế theo quy định 10% hay không?
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) có thêm ý kiến với Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quản lý nhà chung cư khi có nhiều công trình trái phép đặc biệt là tập đoàn Mường Thanh, toà nhà ở Lê Trực… Nếu địa phương làm không đúng trách nhiệm thì Bộ trưởng đã phản ánh với Thủ tướng chưa? Những công trình này tồn tại lâu đã làm mất niềm tin cho nhân dân, nhiều nghi vấn đặt ra liệu có bao che hay “lợi ích nhóm” gì không?
ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bộ đã triển khai nhiều giải pháp xử lý nợ đọng thuế như thế nào vì nợ đọng thuế 2018 nhiều hơn 2017.
ĐB Phạm Văn Tuân (Thái Bình) chất vấn về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp sạch, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Bộ có giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?
ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc thực hiện soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã tham vấn ý kiến trực tiếp trẻ em hay chưa?
ĐB này cũng chất vấn thêm Bộ Giáo dục - Đào tạo về dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh sinh viên mà Bộ đang cho lấy ý kiến, trong đó có quy định xử lý học sinh, sinh viên bán dâm. Dù là dự thảo nhưng có nội dung phản cảm, thiếu cơ sở và đi ngược lại mục tiêu giáo dục là truyền thụ nhân cách. Nhiều cử tri bày tỏ sự lo lắng, nghi ngờ về năng lực của bộ máy giáo dục hiện nay. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình về vấn đề này, vai trò noi gương của người đứng đầu ngành?
ĐB Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đặt câu hỏi về giải pháp trong thời gian tới để khắc phục những hạn chế trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế?
Đại biểu Cầm Thị Mẫn - đoàn Thanh Hóa. |
16:58 30/10/2018
Hơn 200 khiếu nại tranh chấp liên quan đến quản lý nhà chung cư
Trả lời chất vấn của ĐB Trương Trọng Nghĩa về trách nhiệm của Bộ đối với việc vi phạm trật tự xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho hay, vi phạm trật tự xây dựng ngày càng giảm cho thấy cố gắng của cả hệ thống, nhưng ông cũng thừa nhận vi phạm vẫn diễn ra phổ biến, phức tạp, một số trường hợp chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Bộ đã làm rất nhiều việc như: Hoàn thiện thể chế quy định pháp luật; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, tăng cường công tác kiểm tra. Năm 2017-2018, Bộ thực hiện tổng kiểm tra toàn quốc tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, hoạt động đô thị và cấp phép ở đô thị. Hằng năm, nhất là năm 2018, Bộ tổ chức nhiều đoàn về địa phương kiểm tra công tác quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng…
“Chúng tôi chịu trách nhiệm về hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nước, sẽ hết sức cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt. Đại biểu thông cảm vì tôi chỉ hứa những gì đủ căn cứ, do tôi quyết định”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.
Với chất vấn về tranh chấp quản lý chung cư, Bộ trưởng thừa nhận, tranh chấp trong quản lý sử dụng nhà chung cư đang nổi lên gay gắt. Hiện có hơn 200 khiếu nại tranh chấp liên quan đến quản lý nhà chung cư, phổ biến là tranh chấp về diện tích sở hữu chung-tư, diện tích căn hộ, chiếm hữu kinh phí bảo trì, tranh chấp về chất lượng công trình, hợp đồng mua bán…
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên nhân chủ yếu là do quy định pháp luật có nhưng có phần chưa rõ, chế tài chưa đủ; một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực, chưa quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng; một số ban quản trị chung cư không đủ năng lực; người dân khi mua nhà không xém xét kỹ hợp đồng, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ giữa các bên; một số cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan địa phương chưa đẩy mạnh kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị, trong đó quy định nhiệm vụ cụ thể của Bộ Xây dựng, Bộ Công an, UBND tỉnh, thành trực thuộc trung ương về vấn đề này.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - đoàn TP Hồ Chí Minh chất vấn. |
16:42 30/10/2018
Cán bộ y tế xã, phường chưa là viên chức: Trách nhiệm của tỉnh Thanh Hoá
Trả lời ĐBQH Lê Văn Sỹ (Thanh Hoá) về việc cán bộ y tế làm việc ở xã, phường, thị trấn vẫn chưa là viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, năm 2014, Chính phủ ban hành hai quyết định và Nghị định 117 chuyển toàn bộ số lao động và cán bộ làm y tế ở xã, phường, thị trấn trở thành viên chức nhà nước. Nghị định này giao nhiệm vụ cho HĐND tỉnh quyết định. Hiện nay có 53/63 tỉnh hoàn thành công việc này. Còn 10 tỉnh, trong đó có Thanh Hoá chưa thực hiện với tổng số lao động là hơn 11.000 người. Đó là trách nhiệm của địa phương.
Năm 2017, UBDN tỉnh Thanh Hoá có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung biên chế. Bộ đã báo cáo Chính phủ, và do đang trong thời điểm thực hiện Nghị quyết 39 nên không tăng thêm biên chế, dù cho đơn vị thành lập mới, nên đề nghị của tỉnh không được giải quyết.
Đại biểu Phan Việt Lượng (Bình Phước) và Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) nêu vấn đề về tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39, như đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có ngành giáo dục có đặc điểm thừa thiếu cục bộ ở từng cấp học, bậc học. Để giải quyết, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất có tờ trình báo cáo Chính phủ cho ý kiến.
Về lâu dài, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Bộ Tài chính rà soát lại số học sinh, giáo viên thực tế để giải quyết vấn đề dư thừa; xây dựng hoàn thiện nghị định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị công lập; rà soát lại định mức giáo viên, học sinh trên lớp; điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu cho phù hợp; hoàn thiện đề án vị trí việc làm tại đơn vị công lập.
Đại biểu Trần Thị Hằng - đoàn Bắc Ninh chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
16:34 30/10/2018
Đến năm 2020 hình thành 15.000 hợp tác xã hoạt động có chất lượng
Trả lời câu hỏi về hoạt động của các hợp tác xã, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, hợp tác xã (HTX) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2016-2017, phong trào hợp tác xã phát triển nhanh nhưng so với yêu cầu thì vẫn phải phấn đấu thành lập thêm nhiều HTX nữa. Trong 13.200 HTX thì vẫn còn nhiều HTX cần phải củng cố bởi chất lượng hoạt động chưa tốt. Trong 3 năm qua, số doanh nghiệp tăng gấp 3 lần là động lực liên kết và hình thành lập HTX.
Bộ tập trung chỉ đạo từ nay đến 2020 hình thành 15.000 HTX hoạt động có chất lượng, riêng ĐBSCL Thủ tướng yêu cầu hình thành 1.200 HTX hoạt động có chất lượng cùng 9.000 doanh nghiệp xung quanh đó thành lập vùng liên kết HTX. Bộ NN&PTNT sẽ hợp tác với Liên minh HTX, Hội Nông dân Việt Nam, các tỉnh và bà con nông dân để hình thành liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp, HTX với bà con nông dân.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. |
16:32 30/10/2018
Cả nước có 7624 vụ về tín dụng đen
Trả lời câu hỏi của ĐB về vấn đề xử lý tệ nạn tín dụng đen, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, lãi suất cao của hoạt động tín dụng đen gây nên nhiều bức xúc cho xã hội, đằng sau hoạt động tín dụng đen tiềm ẩn nhiều quy cơ tội phạm.
Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, cả nước có 7.624 vụ tín dụng đen, 1.809 vụ lừa đạo, 165 vụ huỷ hoại tài sản, 426 tổ chức cho vay, đòi nợ thuê…
Nguyên nhân của việc này là do các tổ chức cá nhân do thiếu vốn nhưng không đủ năng lực vay ngân hàng nên tìm đến tín dụng đen. Nguyên nhân khác là bộ phận nhân dân, nhất là thanh niên không chịu làm ăn, tìm đến tín dụng đen vay tiền để ăn chơi; chế tài xử lý các đối tượng này chưa đủ sức răn đe, việc vào cuộc của chính quyền chưa đúng mức khiến cho hoạt động tín dụng đen vẫn còn diễn ra nhiều.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đưa ra một số giải pháp: Phối hợp các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân những hiểm hoạ từ hoạt động tín dụng đen; làm tốt công tác quản lý của nhà nước về an ninh trật tự, các hoạt động bất minh, đòi nợ thuê phải được xử lý nghiêm; đẩy mạnh công tác tố giác tội phạm ở các khu dân cư; mở các cao điểm tấn công, triệt phá những băng nhóm tội phạm; tiếp tục rà soát, nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội hệ thống pháp lý phù hợp.
Về câu hỏi liên quan đến sử dụng chiếm dụng vốn, quỹ bào trì khu dân cư mà ĐB Nguyễn Mai Bộ nêu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, đang cho kiểm tra và sẽ báo cáo trả lời sau.
16:31 30/10/2018
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của ĐB Bùi Văn Xuyền cho biết, nợ đọng về xây dựng cơ bản trước khi Luật Đầu tư công có hiệu lực là 9.000 tỷ đồng, đã được tổng hợp và bố trí trong kế hoạch 5 năm để trả đủ và dứt điểm số nợ trước khi Luật Đầu tư công có hiệu lực. Đến nay đã trả được 2.869 tỷ đồng, năm 2019-2020 sẽ bố trí trả đầy đủ số này. Số 57% mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ có ý kiến nhưng theo ông đây có thể là số thực hiện ước trả.
Cũng với với chất vấn của ĐB Bùi Văn Xuyền về bản án hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay, Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực từ 1-7-2016, từ năm 2017 chính thức thực hiện việc này một cách nghiêm túc.
Năm 2017, số án hành chính là 361, thực hiện được 276. Đến 2018, việc này tăng đột biến cộng với 85 án tồn từ năm 2017 chuyển sang thì năm 2018 số bản án là 363, thực hiện được 139 bản án, đạt thấp hơn năm 2017. Lý do là Luật Tố tụng hành chính thực sự đi vào cuộc sống nhưng những bản án hành chính dễ đã làm trong năm 2017, những bản án chuyển sang năm 2018 là những bản khó, trong đó 90% vụ là liên quan đến đất đai.
85 bản án hành chính chuyển từ năm 2017 sang năm 2018 đến nay đã thực hiện hiện 52 bản án, còn 33 bản án. Đây là bước chuyển lớn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết, thi hành án hành chính khác thi hành án dân sự. Cơ chế thi hành án hành chính là tự thi hành, thi hành án dân sự có nhiều thủ tục kèm theo.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long. |
16:17 30/10/2018
Linh hoạt trong giải quyết bồi thường cho người bị kết án oan saiĐại biểu Hoàng Đức Thắng - đoàn Quảng Trị chất vấn. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.