Được thành lập từ năm 2007 bởi các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng PV Shipyard Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN). PV Shipyard mang sứ mệnh trở thành PV Shipyard hàng đầu tại Việt Nam,
Giàn khoan tự nâng 120 m nước - Tam Đảo 05 là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia được chế tạo tại Việt Nam do Vietsovpetro làm chủ đầu tư và PV Shipyard làm tổng thầu, có giá trị 230 triệu USD. |
Đi xa bằng những bước nhỏ
Cùng với những yếu tố bất lợi của toàn ngành Dầu khí, như: Giá dầu giảm mạnh, bất ổn, xung đột chính trị ở nhiều nơi trên thế giới,.. PV Shipyard phải đối mặt với giá nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc tăng cao… tác động đến việc huy động vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh từ các tổ chức tín dụng, đến chính sách trả lương đảm bảo mức thu nhập cho trên 1000 lao động. Trong điều kiện khó khăn từ khách quan đem lại, thì con dường duy nhất chỉ có thể là nỗ lực phấn đấu từ mỗi công nhân, cán bộ PV Shipyard mới duy trì và phát triển được doanh nghiệp. Xác định con đường đi, tập thể cán bộ công nhân viên PV Shipyard bắt đầu cho chặng đường mới với sự nỗ lực phấn đấu, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và sức trẻ, thi đua lao động trên mọi mặt công tác vượt khó khăn và điều kỳ diệu đã đến: Dự án chế tạo Block cho Triyard: Công ty đã trúng thầu và ký hợp đồng với 7 tháng thi công để hoàn thành 44 block có tổng khối lượng khoảng 1.600T.
PV Shipyard đã ký hợp đồng thực hiện gia công, chế tạo hệ thống băng tải than cho Dự án nhiệt điện Thái Bình có giá trị trên 50 tỷ đồng, được thực hiện trong 6 tháng; Dự án chế tạo, lắp dựng chân đế cho dự án Daman có khối lượng khoảng 4.800T, giá trị hơn 4 triệu USD. Đã hoàn thành vào tháng 11-2015; Dự án cung cấp và thay thế 04 đoạn Rack cho giàn Cửu Long (VSP) có trị giá hơn 2,5 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành trong tháng 9-2016.
Trong tháng 8-2016, PV Shipyard đã hoàn thành giàn khoan tự nâng 120m nước (Giàn khoan Tam Đảo 05). Đây là dự án mang tính chất đặc thù của ngành Dầu khí và là sản phẩm giàn khoan tự nâng thứ hai được thực hiện tại Việt Nam. Giàn khoan Tam Đảo 05 có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và được thiết kế theo mẫu hiện đại nhất của hãng Friede & Goldman (Mỹ), có khả năng chất tải 2.995 tấn (trong điều kiện bão cực hạn), tổng khối lượng 18.000 tấn. Giàn khoan Tam Đảo 05 được thiết kế có thể hoạt động ở độ nước sâu 120m và khoan tới mỏ dầu khí ở độ sâu 9.000m… Tam Đảo 05 là công trình phức hợp khổng lồ, có quy mô lớn được sử dụng để khoan thăm dò, sửa giếng hoặc khai thác dầu khí. Dự án đã được đưa vào Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm tại Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò là đơn vị tổng thầu, PV Shipyard đã chủ trì và phối hợp cùng các nhà thầu phụ (chủ yếu là các đơn vị trong ngành và trong nước) thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và hàng triệu giờ công lao động an toàn. Công trình đã được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ (ABS) cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định chất lượng của giàn khoan Tam Đảo 05 đạt tiêu chuẩn quốc tế và tương đương với chất luợng giàn khoan của các bãi chế tạo khác nổi tiếng trên thế giới tại Mỹ, Hàn Quốc, Singapore.
Tiếp nối thành công từ dự án chế tạo Giàn khoan Tam Đảo 03 (Giàn khoan di động tự nâng 90m nước), Công trình Giàn khoan Tam Đảo 05 khi hoàn thành và đưa vào hoạt động có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dầu khí tạo cơ sở và thế chủ động cho xu hướng “làm chủ biển lớn” của Tập đoàn mà còn góp phần vào việc giữ vững và khẳng định chủ quyền biển đảo cho Tổ quốc, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tiết kiệm được nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước.
Dự án đóng mới giàn khoan đã trở thành bước ngoặt lớn đưa ngành công nghiệp cơ khí chế tạo lên một tầm cao mới, khẳng định Việt Nam trở thành một trong số rất ít các nước trên thế giới có thể chế tạo được giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế mà trước đây Việt Nam phải nhập khẩu. Việc thực hiện thành công Dự án đóng mới Giàn khoan tự nâng 120m nước đã khẳng định năng lực thi công cơ khí chính xác của những người thợ dầu khí Việt Nam và chứng minh được khả năng tiềm tàng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề trong nước. Việc chế tạo Giàn khoan đúng tiến độ là một minh chứng rõ nét nhất thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác cao; thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc của tập thể Cán bộ công nhân viên PV Shipyard.
Cúi xuống để học và tiến lên
Người Việt Nam cần cù, thông minh nhưng nếu không biết cúi đầu xuống để học và tiến lên thì vẫn luôn thua. Xác định được điều này, nên ngay từ khi triển khai dự án đóng mới giàn khoan đầu tiên, PV Shipyard đã chủ trương và thực hiện mạnh mẽ việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng trực tiếp cho việc phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tại PV Shipyard, cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam.
Trong năm 2015, PV Shipyard tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thực hiện Dự án Khoa học Công nghệ về “Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ kinh tế biển, an ninh quốc phòng”. Dự án bao gồm 7 đề tài thành phần, trong đó 6 đề tài sẽ được ứng dụng trực tiếp kết quả và sản phẩm nghiên cứu trên sản phẩm giàn khoan dầu khí tự nâng 120m nước Tam Đảo 05. Những kết quả bước đầu của dự án Khoa học Công nghệ đã giúp công tác thiết kế, chế tạo đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05 hoàn thành các mốc tiến độ chính và quan trọng của dự án, đặc biệt là mốc hạ thủy hồi tháng 12-2015 và bàn giao cho liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đúng theo kế hoạch.
Với dự án Khoa học Công nghệ thứ 2, PV Shipyard đã chủ động tổ chức thực hiện dự án, chịu trách nhiệm về tính trung trực, giá trị khoa học, trình độ nghiên cứu và hiệu quả của kết quả nghiên cứu; chủ động chỉ đạo và tổ chức thực hiện phương án ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản phẩm giàn khoan Tam Đảo 05, tạo tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng và triển khai các dự án đóng mới giàn khoan tiếp theo.
Với những thành quả đã đạt được trong những năm gần đây, có thể khẳng định, PV Shipyard đã từng bước làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan dầu khí; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên sâu về thiết kế, chế tạo giàn khoan; hình thành ngành công nghiệp cơ khí trọng điểm về thiết kế, chế tạo giàn khoan dầu khí đáp ứng nhu cầu nội địa và vươn ra thực hiện những hợp đồng quốc tế, chủ động triển khai kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí, giảm tới mức thấp nhất việc thuê dịch vụ từ các nhà thầu nước ngoài.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.