Xã hội

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 12-8-2024

Thư Ký 12/08/2024 06:04

Quyết liệt thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về phòng cháy; Hiệu quả đổi mới công tác Dân vận tại Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm; Gia Lâm hướng tới nông thôn mới văn minh, hiện đại; Huy động nhiều nguồn lực giải quyết việc làm; Xã La Phù (huyện Hoài Đức): Phế thải xây dựng đổ tràn lan, vì sao chưa xử lý?; Bao giờ hàng nghìn hộ dân hết khổ vì quy hoạch “treo”… là những thông tin đáng chú ý trên Báo Hànộimới số ra ngày 12-8-2024.

Quyết liệt thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về phòng cháy

ubnd-huyen-thanh-tri-to-chuc-dien-tap-phuong-an-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-phoi-hop-nhieu-luc-luong-cap-huyen-nam-2024-tren-dia-ban..jpg
UBND Huyện Thanh Trì tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp nhiều lực lượng cấp huyện năm 2024 trên địa bàn.

Dù đã được quan tâm, song việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6-7-2022 của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực và Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 22-9-2023 về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố của một số địa phương, đơn vị còn chậm. Sau phiên chất vấn nội dung này tại kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố (tháng 7-2024), chính quyền thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn.

Đáng lưu ý, một số đơn vị vẫn để xảy ra tình trạng sót, lọt cơ sở trên địa bàn quản lý như: Ba Đình (tăng 21 cơ sở), Hoàn Kiếm (tăng 5 cơ sở), Bắc Từ Liêm (tăng 3 cơ sở), Gia Lâm (tăng 1 cơ sở). Tiến độ khắc phục các nội dung tồn tại về phòng cháy chữa cháy của các cơ sở còn rất chậm, đến thời điểm hiện tại mới có 94/2.980 cơ sở hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy, đạt 3,1%.

Hiệu quả đổi mới công tác dân vận tại Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm

voi-su-vao-cuoc-cua-chinh-quyen-va-nhan-dan-nhieu-khu-dan-cu-cua-phuong-thuong-cat-quan-bac-tu-liem-da-xanh-sach-dep..jpg
Với sự vào cuộc của chính quyền và nhân dân, nhiều khu dân cư của phường Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) đã xanh - sạch - đẹp.

Cùng với triển khai đồng bộ các mặt công tác xây dựng Đảng, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm chú trọng đổi mới công tác dân vận, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên, việc mới, việc khó. Nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình dân vận khéo đã xuất hiện tại các địa bàn dân cư mang lại hiệu quả thiết thực.

"Hướng về cơ sở và tăng cường đối thoại là hướng đi của công tác dân vận đã được Quận ủy Bắc Từ Liêm xác định trong thời gian tới”, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Bắc Từ Liêm Nguyễn Tiến Thành khẳng định.

Gia Lâm hướng tới nông thôn mới văn minh, hiện đại

san-xuat-so-che-rau-theo-tieu-chuan-vietgap-o-dang-xa-huyen-gia-lam-.-anh-tu-mai.jpg
Sản xuất, sơ chế rau theo tiêu chuẩn VietGap ở Đặng Xá (huyện Gia Lâm). Ảnh: Tú Mai

Sau khi hoàn thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018, trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Huyện xác định nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chung sức, đồng lòng của nhân dân, đến hết năm 2023, huyện Gia Lâm đã có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đáp ứng đầy đủ 9/9 tiêu chí với 38 chỉ tiêu huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện cũng đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định trung ương thẩm định, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Huy động nhiều nguồn lực giải quyết việc làm

trung-tam-dich-vu-viec-lam-ha-noi-so-215-pho-trung-kinh-ha-noi-thuong-xuyen-ket-noi-tuyen-dung-truc-tuyen-giua-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong.-anh-mai-hoa.jpg
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (số 215 phố Trung Kính, Hà Nội) thường xuyên kết nối tuyển dụng trực tuyến giữa doanh nghiệp và người lao động. Ảnh: Mai Hoa

Tính trong 7 tháng của năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 145.813 lao động, đạt 88,3% so với kế hoạch năm. Nhiều giải pháp phát huy các nguồn lực, đặc biệt là hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động đã có thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam khẳng định, thời gian tới, Sở sẽ phấn đấu hoàn thành sớm chỉ tiêu về giải quyết việc làm năm 2024.

Xã La Phù (huyện Hoài Đức):
Phế thải xây dựng đổ tràn lan, vì sao chưa xử lý?

phe-thai-xay-dung-do-tran-lan-tai-xu-dong-hinh-nhan-xa-la-phu-huyen-hoai-duc-.jpg
Phế thải xây dựng đổ tràn lan tại xứ đồng Hình Nhân, xã La Phù (huyện Hoài Đức).

Thời gian gần đây, người dân có đất nông nghiệp tại một số xứ đồng thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức) rất bất bình khi bị các đối tượng đổ trộm rác, phế thải xây dựng tràn lan lên mặt ruộng, không thể sản xuất được. Điều đáng nói, việc đổ phế thải xây dựng tại đây ngày càng lan rộng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm biến dạng, hủy hoại đất nông nghiệp… Dư luận đặt câu hỏi, vi phạm diễn ra tràn lan, kéo dài, vì sao lại chưa được lực lượng chức năng xử lý?

Phó Chủ tịch UBND xã La Phù Nguyễn Đình Tiến thừa nhận là có tình trạng trên. Đây là vấn đề nhức nhối trên địa bàn đã diễn ra từ lâu ở nhiều xứ đồng nhưng chưa được xử lý triệt để. Việc ngăn chặn, xử lý tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng trên địa bàn đã và đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, xã La Phù có diện tích rộng với 11 thôn, giáp ranh với nhiều xã, phường của huyện Hoài Đức và quận Hà Đông nên một số đối tượng ở ngoài địa phương chở phế thải vào đổ trộm.

Bao giờ hàng nghìn hộ dân hết khổ vì quy hoạch “treo”?

nha-cua-cua-nguoi-dan-to-15-tan-my-phuong-my-dinh-1-quan-nam-tu-liem-hang-chuc-nam-khong-duoc-cai-tao-sua-chua-chi-vi-quy-hoach-treo..jpg
Nhà cửa của người dân tổ 15 Tân Mỹ, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) hàng chục năm không được cải tạo sửa chữa chỉ vì quy hoạch "treo".

"Chúng tôi, gần 1.000 hộ dân, với hơn 3.000 nhân khẩu đã ở đây ổn định suốt 37 năm, thế mà hiện nay các quyền lợi về Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng nhà ở, sửa chữa cơ sở hạ tầng, giấy tờ vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế và ngay cả việc thực hiện giấy tờ cho tặng, thừa kế tài sản… đều bị “bỏ quên”. Việc này không chỉ khiến đời sống của chúng tôi rất cơ cực, thiệt thòi, khó khăn đủ đường, mà hiện nay còn là vấn đề nguy hiểm tính mạng vì nhà cửa, đường điện, nước xuống cấp trầm trọng không được nâng cấp, sửa chữa…".

Trên đây là một phần nội dung lá đơn khiếu nại thứ 49 có chữ ký của rất nhiều người dân ở Chi hội người cao tuổi tổ dân phố số 15, Tân Mỹ, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm gửi đến các cơ quan chức năng. Trước những lo lắng, bức xúc của người dân nơi đây, phóng viên Báo Hànộimới đã xác minh thực địa...

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 12-8-2024

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.