Theo tin tổng hợp từ Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh Dược phẩm Việt Nam đưa ra chiều 20/9, các thuốc do Công ty Zuellig Pharma Việt Nam (ZPV) cung cấp trước đã được Công ty Dược phẩm TƯ 2 (Coduphar) nhập khẩu song song với số chủng loại và số lượng hàng ít, giá bán ra thấp hơn giá của ZPV chênh lệnh từ 10 - 50%. Tuy nhiên, trên thị trường, một số biệt dược do công ty này phân phối đang tăng từ 5 - 8%.
Theo tin tổng hợp từ Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh Dược phẩm Việt Nam đưa ra chiều 20/9, các thuốc do Công ty Zuellig Pharma Việt Nam (ZPV)cung cấp trước đã được Công ty Dược phẩm TƯ 2 (Coduphar) nhập khẩu song song với số chủng loại và số lượng hàng ít, giá bán ra thấp hơn giá của ZPV chênh lệnh từ 10 - 50%. Tuy nhiên, trên thị trường, một số biệt dược do công ty này phân phối đang tăng từ 5 - 8%.
DS Nguyễn Trọng Đễ, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, tình hình thị trường dược phẩm từ 20/8 - 20/9 ổn định ở cả ba khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM. Tuy nhiên có một số thuốc thông thường có tưng giảm nhẹ, cụ thể là Oxy già, Nabica, Almaca, Paracetamol, Argyrol và Tycoxiex nhỏ mắt... tăng từ 5 - 10%. Các thuốc kháng sinh như Ampi 0,5; Amox 0,5... giảm giá từ 5 - 10%.
Các thuốc ngoại nhập có giá bán buôn tương đối thống nhất, chênh lệch không đáng kể. Một số thuốc ngoại nhập do ZPV phân phối trong thời gian gần đây có tăng từ 5 - 8%, cụ thể là các thuốc: Diamicron 80 mg, Coversyl 4mg, Locabiotal; Daflon... Nguyên nhân tăng giá được ông Cao Minh Quang đưa ra có thể là do các doanh nghiệp phân phối trong nước, các đại lý bán buôn và bán lẻ tự ý "ém" hàng để tạo ra tình trạng khan hiếm giả, tăng giá chuộc lợi cho mình. Quả thật, khảo sát tại Trung tâm Thương mại Dược phẩm Ngọc Khánh, Hà Nội những ngày gần đây thì những mặt hàng đặc trị này thường không có mà bán, hoặc chỉ bán với số lượng ít. Đã có nhiều nhà phân phối, bán buôn dược phẩm bỏ ra số tiền lớn để ôm hàng về, đợi tăng giá mới tung ra.
Để sẵn sàng ứng phó với tình trạng khan hiếm thuốc saukhi ZPV bị đình chỉ hoạt động nhập khẩu ủy thác và phân phối trực tiếp tại Việt Nam kể từ 5/9/2004 vừa qua, Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược Việt Nam đã cho phép Công ty Cổ phần Dược liệu TƯ 2 (Phytor Pharma) nhập ủy thác trực tiếp khoảng 300 mặt hàng của ZPV trước đây mà vẫn giữ nguyên giá. Công ty Coduphar nhập khẩu song song một số mặt hàng với giá bán chênh lệch từ 10 - 50%. Tuy nhiên, lượng thuốc nhập khẩu song song này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại các bệnh viện. Tháng 6/2004, 28 bệnh viện trong Tp HCM đã đưa ra danh sáng 270 mặt hàng do ZPV phân phối trước đây. Tuy nhiên, 2 công ty Sapharco, Iteco và Coduphar, là những nhà nhập khẩu song song hứa sẽ đáp ứng đủ 270 mặt hàng này nhưng cho đến đầu tháng 9, chỉ có Coduphar mới đáp ứng được số lượng rất ít là 24 mặt hàng, còn Sapharco và Iteco nhập khẩu được bao nhiêu.
Hiện việc tìm nguồn hàng nhập khẩu rất khó khăn. Một số công ty dược nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam đã thông báo cho công ty mẹ ở nước ngoài kiểm tra và hạn chế số lượng. Có loại dược phẩm đã đặt mua 10.000 hộp nhưng các công ty này chỉ bán khoảng 3000hộp như thuốc chữa ung thư gan... Một số công ty dù đã có giấy phép nhập khẩu song song nhưng sau đó bị các công ty nước ngoàitừ chối không bán với lý do "Chỉ cung ứng cho các bệnh viện trong nước và phân phối cho Việt Nam chỉ qua ZPV"
Về chất lượng thuốc nhập khẩu song song, Ông Cao Minh Quang, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết: "những thuốc nhập khẩu song song này chủ yếu có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Tác dụng dược lý thì cũng bằng 7/10 thuốc do ZPV phân phối. Tuy nhiên, chất lượng thuốc như thế nào thì phải thử tương đương sinh học, mà các xét nghiệm như thế này thì Việt Nam chưa làm được".
Tóm lại, hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nước ta mới chỉ chặt được "cành con" của ZPV ở Việt Nam, còn gốc là ZPV "mẹ" ở Singapore thì đã độc quyền phân phối ở khu vực Châu Á nên mọi sự điều hành từ chọn đối tác nhập khẩu ủy thác, làm giá, nâng giá, thậm chí phá giá khi biết có hàng nhập khẩu song song về. Tuy nhiên, nhập khẩu song song vẫn cứ là biện pháp tốt để chống độc quyền và bán phá giá ở nước ta hiện nay, buộc ZPV phải giảm giá một số mặt hàng. Như ông Cao Minh Quang lý giải thì việc cho các công ty dược phẩm trong nước như Phytor Pharma hay Coduphar nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu song song sẽ là các đối trọng, không để công ty này "một mình một chợ" mặc sức nâng giá.
T.Hoa
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.