Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thu hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí phương tiện qua trạm BOT mỗi tháng

Theo Vietnamplus| 21/05/2019 15:23

Bình quân mỗi tháng, các phương tiện trên toàn quốc trả hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí lưu thông qua trạm BOT.

Như vậy, bình quân mỗi tháng, các phương tiện trên toàn quốc trả hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí lưu thông qua trạm BOT. 

Phương tiện lưu thông qua trạm thu phí BOT. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)


Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã công bố số thu dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án BOT trong giai đoạn kinh doanh khai thác của năm 2018. Theo đó, số thu lũy kế từ đầu dự án đến hết năm 2018 là hơn 47.442 tỷ đồng, số thu từ đầu dự án đến ngày 1-12-2017 là trên 35.250 tỷ đồng, riêng số thu quý IV-2018 đạt gần 3.000 tỷ đồng, số thu cả năm 2018 là 12.192 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, trong nửa đầu năm 2019, Tổng cục Đường bộ sẽ thực hiện giám sát hoạt động thu phí BOT đường bộ với 11 trạm thu phí, gồm: Phả Lại (quốc lộ 18, Bắc Ninh); Tam Nông (Phú Thọ); cầu Thái Hà (Thái Bình); Tiên Cựu (quốc lộ 10, Hải Phòng), trạm quốc lộ 38, quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) qua Đắk Nông và Đắk Lắk, cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên, cầu Mỹ Lợi và trạm quốc lộ 1 Bình Thuận.

Thành phần đoàn giám sát gồm lãnh đạo Cục quản lý đường bộ, đại diện Tổng cục Đường bộ, Cục Thuế các tỉnh có trạm thu phí BOT, Cục An ninh kinh tế, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an).

Trước đó, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị đang quản lý 57 dự án BOT, có 27 dự án có doanh thu tăng và 26 dự án có doanh thu giảm so với hợp đồng; 4 dự án còn lại do mới vận hành, khai thác nên chưa đánh giá.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ ra nguyên nhân là do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự kiến hợp đồng; tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thực tế thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiến; phân lưu lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành; giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và giảm giá cho khu vực lân cận trạm thu phí; trạm thu phí chưa được đưa vào khai thác theo quy định trong hợp đồng hoặc thời gian đưa vào thu phí chậm so với hợp đồng.

Thậm chí, có những dự án, phương tiện qua lại trên tuyến vẫn tăng đều đặn, nhưng doanh thu vẫn sụt giảm do tỷ lệ sử dụng vé tháng/quý cao bất thường so với phương án tài chính hoặc do phải giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn giảm phí cho khu vực lân cận trạm thu phí như cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, BOT quốc lộ 1 qua Quảng Nam, BOT Nam Cầu Giẽ...

Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, hiện có 32% các dự án BOT đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu thu phí không đạt như dự kiến, dư nợ cho vay đối với các dự án này vào khoảng 43.000 tỷ đồng.

Việc các dự án có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến được phía Ngân hàng Nhà nước thừa nhận sẽ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, xử lý kịp thời phản ánh của báo chí về tình trạng hụt thu tại các dự án BOT giao thông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thu hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí phương tiện qua trạm BOT mỗi tháng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.