Sốt xuất huyết đã gây ra những con số đáng báo động về độ nguy hiểm và lan truyền của bệnh: Cả nước ghi nhận hơn 247.202 ca sốt xuất huyết, 100 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm trước, số ca nhiễm bệnh tăng đến 4,7 lần.
Không lơ là việc phòng, chống sốt xuất huyết
Năm 2022 được xem là năm thứ 4 trong chu kỳ bùng phát dịch sốt xuất huyết. 2 năm vừa qua, các tin “nóng” và nỗi lo sợ về đại dịch Covid-19 đã làm chúng ta mất cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết, càng làm mức độ lây lan thêm rộng, dẫn đến gia tăng nguy cơ tử vong. Thời tiết bắt đầu vào mùa đông nên người dân cần lưu ý về việc bùng phát các bệnh gây dịch khác như: Cúm, sởi, thủy đậu, adenovirus…
Trước diễn biến của dịch bệnh, các cơ quan y tế và chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiểm soát ổ dịch, ngăn chặn sự lây lan của dịch, nâng cao sự cảnh giác và kiến thức phòng, chống của người dân.
Để hạn chế tối đa số ca tử vong trong thời gian tới, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng kinh nghiệm trong phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đối phó với dịch sốt xuất huyết. Cụ thể, Sở Y tế đã có văn bản gửi tới các cơ sở y tế trên địa bàn về việc áp dụng mô hình tháp 3 tầng để điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết.
Những điều có thể bạn chưa biết về sốt xuất huyết
Một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần: Vì ở nước ta, hiện có 4 tuýp vi rút Dengue gây bệnh nên một người đã từng nhiễm bệnh có thể mắc đến 4 lần trong đời và lần 2 thường nặng hơn lần đầu.
Bệnh lây truyền qua muỗi đốt rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, bệnh thường khởi phát đột ngột và qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt (1-2 ngày đầu tiên), giai đoạn nguy hiểm (ngày thứ 3 đến ngày thứ 7) và giai đoạn hồi phục. Gia đình cần theo dõi sát các triệu chứng của bệnh nhân để hỗ trợ kịp thời, đặc biệt trong giai đoạn nguy hiểm.
Nên làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?
Năm nay, các ca bệnh nhân có tình trạng sốc sớm hơn, dễ tổn thương tạng nặng. Đối với trẻ em, bệnh dễ trở nặng ở các trẻ có cơ địa thừa cân, béo phì. Phụ huynh nên lưu ý đưa trẻ đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, đừng chần chừ sang ngày tiếp theo.
Trường hợp bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:
Tránh tuyệt đối:
Phòng tránh muỗi chính là phòng, chống sốt xuất huyết
Muỗi vằn có thể đốt và truyền vi rút Dengue cả ban ngày lẫn ban đêm, nhất là lúc sáng sớm và chiều tối. Vì vậy nên thực hiện các biện pháp phòng, chống cho cả ngày dài chứ không chỉ vào buổi tối.
REMOS - HÀNH TRÌNH CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG KHÔNG SỐT XUẤT HUYẾT
Vì mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhãn hàng Remos với các sản phẩm phòng, chống và điều trị muỗi, côn trùng đốt luôn mong muốn chung tay phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền địa phương để thực hiện các hoạt động vì cộng đồng: Vệ sinh môi trường sống để phòng, chống muỗi, tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người dân, phát tặng hơn 350.000 sản phẩm Remos mỗi năm trên khắp 32 tỉnh, thành. Trong năm 2022, nhãn hàng Remos hân hạnh được đồng hành cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh trong chuỗi tọa đàm trực tuyến vì mục tiêu nâng cao ý thức phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nội dung buổi tọa đàm phòng, chống sốt xuất huyết có thể theo dõi tại:
https://youtu.be/AhubW6tg8M0
https://fb.watch/d_tsIMdNmc/
Các sản phẩm đều được Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy phép lưu hành và Viện Sốt rét - Côn trùng - Ký sinh trùng thành phố Hồ Chí Minh khảo nghiệm hiệu quả và tính an toàn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.