(HNM) - Từ đỉnh núi cao, con diều hâu giang rộng đôi cánh, chao liệng trong không trung rồi từ từ lướt xuống mặt đất. Suốt chặng đường đầu nó không hề vỗ cánh. Tại sao diều hâu có thể giữ được tư thế
Không khí trên trái đất không phải là tĩnh, mà không ngừng tuần hoàn từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Không khí nóng thì bay lên, không khí lạnh thì chìm xuống dưới. Kiểu vận động này của không khí trở thành động lực cho diều hâu bay liệng. Ở vùng núi, có thể luôn nhìn thấy diều hâu từ đỉnh núi bên kia bay ra, lượn vòng ở một nơi rồi lên cao dần "treo" mình trong không trung, đây là kết quả mà diều hâu đã lợi dụng một luồng không khí chuyển vận nâng lên.
Mặt khác, loài chim có thể bay liệng trong không trung thì diện tích của đôi cánh phải to hơn cánh của loài chim khác. Những loài chim này có thể cảm giác được ở trong không trung chỗ nào có luồng không khí chuyển vận lên, chỗ nào không khí chuyển vận xuống. Tàu lượn ngày nay cũng căn cứ vào nguyên lý này để chế tạo.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.