Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sự cố văn chương những năm Thế chiến II

THUHANG| 18/04/2004 08:38

Nobel, giải thưởng hàn lâm cao quý nhất thế giới luôn là cái đích vươn tới của nhiều nhà khoa học, nhà văn và cả những nhà xã hội học cùng những nhân vật hoạt động xã hội. Hội đồng giám khảo là một tổ chức gồm rất nhiều Viện sĩ Hàn lâm Thụy Điển. Họ là  những người có học vấn uyên thâm và luôn được đánh giá là công minh và sáng suốt.

Nobel, giải thưởng hàn lâm cao quý nhất thế giới luôn là cái đích vươn tới của nhiều nhà khoa học, nhà văn và cả những nhà xã hội học cùng những nhân vật hoạt động xã hội. Hội đồng giám khảo là một tổ chức gồm rất nhiều Viện sĩ Hàn lâm Thụy Điển. Họ lànhững người có học vấn uyên thâm và luôn được đánh giá là công minh và sáng suốt. Trong lịch sử hơn 100 năm chọn trao các giải thưởng Nobel, ban giám khảo của các giải được mở rộng và lớn dần. Họ đều là những nhà bác học hoặc những nhà văn lừng danh thế giới cùng làm việc bên nhau theo những nguyên tắc độc lập trong lựa chọn và cùng bảo vệ những quyết định cuối cùng khi nó đã trở thànhvăn bản.

Nhưng năm 1953, hội đồngnày đã trải qua một cuộc khủng hoảng lòng tin vào chính sự sáng suốt của họ khi quyết địnhtrao giải Nobel văn học cho Winston Churchill, Thủ tướng Anh một trong những chính trị gia quan trọng nhất trong giai đoạn đó, đồng thờilà nhà văn và sau 50 năm ngạc nhiên và ngờ vực, vừa qua, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã đưa ra những tài liệu có giá trị, cho thấy Churchill hoàn toàn xứng đáng nhận giải thưởng cao quý này, hơn bất kỳ các ứng cử viên nào khác cùng năm. Theo những tài liệu này, hội đồng giámkhảo nghĩ đến Churchill sau khi lúng túng quyết định rằng 3 tác giả lựa chọn cuối cùng trong số 25 ứng cử viên trong năm không xứng đáng được nhận giải.

3 tác giảlà nhà thơ người Mỹ, Robert Frost, nhà tiểu thuyết và nhà thơ người Anh, Walter de laa Mare và tác giả người Aixơlen, Halldor Laxness cũng đã vượt lên trên nhiều người khác như Graham Greene và Ernest Hemingway. G.Greene chính là tác giả của cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh Đông Dương: “Một người Mỹ thầm lặng”.

Những tài liệu về sự kiện này vẫn được sắp xếp cẩn thận, viết trên giấy sợi và hiện đang được gìn giữtrong những căn hầm mái vòm của Viện Hàn lâm Thụy Điểntồn tại từ 218 năm nay.

“Sau khi đánh giá, tôi cảm thấy 3 ngườicuối cùng vẫn chưa hoàn toàn xứng đáng”, Thư ký hàn lâm,ông Anders Oesterling, nhận xét. Họ quay sang xem xét ứng cử viên vốn nằm khá xa trong danh sách đề cử, Winston Churchill. Tuy nhiên, việc trao giải thưởng cho một chính trị gia cấp cao gây nhiều e ngại bởi nhiều người sẽ nghĩ Nobel mangmục đích chính trị. Nhưng cuối cùng, 8 năm sau khiThế chiến II kết thúc, vị thủ tướng được nhiều người biết tới của nước Anh đã được nhận giải thưởng văn học cao quý nhất thế giới”.

Thực ra, Churchill lần đầu tiên được đề cử giải Nobel văn học vào năm 1946 với những tác phẩm lịch sử và tiểu sử của ông, bao gồm “Savrola”, “Marlborough, cuộc sống và thời gian”, “Cuộc sống ban đầu của tôi” và “Những cuộc khủng hoảng thế giới”. Ông liên tiếp được đề cử giải thưởng này những năm tiếp theo, phần lớn là do các nhà lịch sử và nhà văn Thụy Điển. Nhưng trong năm 1946, cựu thư kýthường trực của hội đồng, Hallstroem, đã phản đối kịch liệt.

Với tác phẩm “Savrola” một trong những tác phẩm đầu tiêncủa Churchill, ông ta nhận xét: “Chúng ta không cần phải đọc nhiều cũng có thể phát hiện ra sự trống rỗng”. Mặc dùtác phẩm “Cuộc sống ban đầu của tôi” được đánh giá caohơn, nhưng “Những khủng hoảng thế giới” được ông cho là rất nghèo nàn về lịch sử.

Hallstroem, thành viên của Hội đồngHàn lâm suốt 52 năm, cho rằng chỉ có cuốn tiểu sử 4 tập “Marlborough, cuộc sống và thời gian” về tổ tiên của Churchill là còn đáng được xem xét để trao giải thưởng văn học. 2 năm sau, 1 thành viên khác của hội đồng, sử gia Nils Ahnlund đã đề cử Churchill. Ahnlund thấy “Những cuộc khủng hoảng thế giới” viếtvề chiến tranh thế giới thứ nhất, cho người đọc cảm giác chính họ cũng đã trải qua thời khắc lịch sử khốc liệt ấy. “Cuốn sách đích thực là một tác phẩm văn học nghệ thuật”. Và Ahnlund còn đi xa hơn Hallstroem, với việc trích dẫn cả 1 bài phát biểu của vị thủ tướng, ông cho rằng Churchill là “Bậc thầy của văn nói, là người độc nhất vô nhị trong thời gian đó có khả năng diễn đạt rất ấn tượng và không thể quên”.

Nhưng phải 7 năm sau, Viện Hàn lâm Thụy Điển mới quyết định trao giải thưởng cho Churchill, với những tranh luận xung quanh vị trí chính trị và giá trị các tác phẩm văn học của ông.

Vào 15-10-1953, giải thưởng Nobel cho Churchill chính thức được tuyên bố. Trong đánh giá rất trang trọng của mình Viện Hàn lâm Thụy Điển cùng ban giám khảo của họ đã viết nên những nhận xét như sau: “Những trang lịch sử và tiểu sử cũng như tài hùng biện lỗi lạc trong việc bảo vệ những giá trị cao quý của con người của Churchill xứng đáng được tôn vinh”. Nobel văn chương trong giai đoạn cả thế giới trải qua một cuộc đại chiến cuối cùng vẫn giữ được chân giá trị của nó cho dù sự cố văn chương này được giải thích hơi muộn nhưng rất thuyết phục.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự cố văn chương những năm Thế chiến II

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.