(HNM) - Cách đây mấy năm, trong khi kho sắc phong cả nước đang đứng trước nguy cơ mai một do xuống cấp bởi thời gian, thiên tai và cả... nhân tai thì Bảo tàng Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã nghiên cứu và thực hiện thành công việc số hóa công tác lưu trữ sắc phong, đồng thời mở
Nhiều làng ở Bắc Ninh đã tìm tới để "nhờ", với hy vọng tìm lại giá trị của những di sản làng trong quá khứ. Có thể nói là ngành văn hóa Bắc Ninh đã rất có tầm nhìn khi bắt đầu số hóa việc lưu trữ các sắc phong trên địa bàn tỉnh từ năm 2003, lúc công nghệ thông tin còn khá mới mẻ ở các địa phương.
Theo khảo sát tại riêng Bắc Ninh, làng ít sắc phong nhất cũng phải có từ 3 đến 4 đạo, làng nhiều nhất có tới 54 đạo sắc phong được vua ban qua các thời kỳ. Các sắc phong hiện còn, cổ nhất có niên đại từ đời Lê, gần nhất thuộc đời Nguyễn song tất cả đều được bảo quản rất kém. Việc số hóa đã giúp bảo tồn bền vững một di sản vô cùng quý giá. Từ những thành công ban đầu, các cán bộ ở đây đã làm "dịch vụ" cho một số địa phương khác như Hà Nội, Hà Tĩnh...
Không chỉ sắc phong đứng trước nguy cơ tổn thất nghiêm trọng mà hệ thống di sản vật thể nói chung cũng đã và đang bị xuống cấp khủng khiếp, thậm chí nhiều di tích, di sản đứng trước nguy cơ biến mất. Số hóa di sản, không gian di tích là một giải pháp bảo tồn cực kỳ hữu hiệu. Nếu làm được điều này, người Việt Nam ở bất cứ đâu, cũng như người nước ngoài hoàn toàn có thể du lịch qua các miền di sản Việt Nam thông qua cổng thông tin điện tử để chiêm ngưỡng di sản đã được số hóa. Ở nhiều nước, số hóa dữ liệu, rồi trình diễn ba chiều (3D) các di sản, không có gì mới mẻ. Ngay gần đây, Việt Nam cũng đã làm được điều này khi có các buổi chiếu về những góc Hà Nội xưa thông qua công nghệ 3D.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng ta mới số hóa được ít ỏi di sản ở dạng hai chiều (2D) và ba chiều. Tại sao lại như vậy?
Số hóa để bảo tồn di sản đâu có khó, vấn đề ở chỗ là nó chưa được chú ý.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.