Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng, người lao động hoặc công dân có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan mình làm việc hoặc lãnh đạo địa phương mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, chính quyền đó. Vậy, xin cho biết cụ thể người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền và nghĩa vụ gì? Đoàn Điện Biên (quận Ba Đình)
Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng, người lao động hoặc công dân có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan mình làm việc hoặc lãnh đạo địa phương mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, chính quyền đó. Vậy, xin cho biết cụ thể người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền và nghĩa vụ gì?
Đoàn Điện Biên (quận Ba Đình)
Trả lời:
Điều 6, Nghị định 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối hoặc chưa cung cấp thông tin;
c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.