(HNM) - Theo Bộ LĐ-TB&XH, sau hơn 1 năm thực hiện đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NLĐ và người sử dụng lao động trong các loại hình DN giai đoạn 2009-2012, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế và có sự chênh lệch giữa các loại hình DN khác nhau.
Việc thực hiện đề án ở tất cả 4 loại hình DN chỉ mới tập trung vào một số nội dung có lợi cho người sử dụng lao động như hợp đồng lao động (trên 82% DN thực hiện), an toàn vệ sinh lao động (80,7%), tiền lương (80%) mà ít quan tâm đến các vấn đề như: Thỏa ước lao động tập thể, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, đình công và giải quyết tranh chấp lao động. Việc phổ biến pháp luật lao động cho NLĐ trước khi làm việc ở nước ngoài được DN XKLĐ thực hiện tốt hơn DN sản xuất kinh doanh trong nước.
Vì vậy đa số NLĐ chỉ quan tâm đến tiền lương, thờ ơ với các vấn đề khác, cụ thể: Số người quan tâm đến BHXH chiếm 2,95% (trong đó có 3% NLĐ không biết mình đóng BHXH hay không); ATVSLĐ: 2,66%; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi 2,52%; đình công và giải quyết tranh chấp lao động 0,73%, thỏa ước lao động tập thể 0,68%.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.