Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phát hiện chữ viết của người Scotland cổ

H.V| 01/04/2010 12:36

(HNMO) – Tổ tiên của người Scotland hiện đại đã để lại những phiến đá được chạm khắc bí ẩn mà một nghiên cứu mới cho rằng, chúng chứa những ngôn ngữ viết của người Pict, một xã hội thời kỳ đồ sắt từng tồn tại ở Scotland từ năm 300 đến năm 843.


Những bức chạm khắc trên đá được phong cách hóa cao được tìm thấy ở nơi được gọi là Các phiến đá của người Pict. Những phiến đá này đã từng được cho rằng nó chỉ là những bức tranh đá nghệ thuật hay gắn liền với các huy hiệu. Nhưng nghiên cứu mới, được xuất bản trên tờ Tiến trình xã hội hoàng gia A, đã kết luận rằng, những hình chạm khắc đó đại diện cho ngôn ngữ của người Pict đã bị thất lạc từ lâu. Pict là một liên bang của các tộc người Xen-tơ từng sống ở miền bắc và miền đông nước Scotland hiện đại ngày nay.

“Chúng ta biết rằng người Pict đã có một ngôn ngữ nói để bổ sung cho các chữ viết biểu tượng, như Bede (một thày tu đồng thời là một nhà sử học chết năm 735) đã viết rằng, có 4 ngôn ngữ ở Anh tại thời điểm đó là British, Pictish, Scottish và English”, Rob Lee, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

“Chúng ta cũng biết rằng 3 ngôn ngữ kia là những ngôn ngữ nói rất phức tạp, vì vậy có thể suy luận rằng tiếng Pict cũng là một ngôn ngữ nói phức tạp”, ông Lee nói thêm.

Ông Lee cùng các đồng nghiệp Philip Jonathan và Pauline Ziman đã phân tích các hình chạm khắc được phát hiện trên vài trăm phiến đá của người Pict. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp toán học được gọi là Shannon để nghiên cứu trật tự, phương hướng, tính ngẫu nhiên và các đặc điểm khác của mỗi bản khắc.

Dữ liệu nghiên cứu được so với những dữ liệu của một số ngôn ngữ viết khác như Ai Cập, Trung Quốc và các ngôn ngữ viết của La-tinh, Anglo-Saxon, Ai-len cổ, tiếng Xen-tơ cổ của xứ Wale, tiếng Na-uy cổ. Trong khi các bản khắc đá của người Pict không phù hợp với bất cứ ngôn ngữ nào trong số trên thì nó vẫn thể hiện các đặc điểm của ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ nói.

Ông Lee đã giải thích rằng ngôn ngữ viết đến từ 2 dạng cơ bản: chữ viết từ điển học dựa trên ngôn ngữ nói và dựa trên ngữ nghĩa học.

Mặc dầu ông Lee và các đồng nghiệp chưa giải mã được ngôn ngữ Pict nhưng một số biểu tượng đã cung cấp những bằng chứng gợi sự tò mò. Ví dụ, một biểu tượng trông giống như cái đầu của con chó, trong khi một số biểu tượng khác lại giống với con ngựa, gương, lược, vũ khí, chữ thập….

Những bức chạm khắc đá sau này của người Pict cũng chứa những hình ảnh tương tự với những gì được tìm thấy trong cuốn Sách của Kells và những tác phẩm ban đầu khác từ những vùng gần kề. Những hình ảnh trông như tính chất trang trí này đã dựng lên những gì mà ông Lee và nhóm nghiên cứu của ông tin rằng đó là ngôn ngữ viết của người Pict.

Ông Paul Bouissac, giáo sư Đại học Toronto, chuyên gia hàng đầu thế giới về các ký hiệu và biểu tượng đã cho biết, ông đồng ý rằng “có nhiều điểm hợp lý khi cho rằng những biểu tượng của người Pict là các ví dụ của một dạng văn bản, ghi lại một số thông tin mà cũng đã có một dạng ngôn ngữ nói”.

Tuy nhiên, ông Paul cho rằng, những gì được biết về một hệ thống chữ viết “không đủ để giải mã văn bản này. Chúng ta sẽ phải chờ những phát hiện tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện chữ viết của người Scotland cổ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.