Nước cam có nhiều tác động tích cực trong việc phòng chống ung thư, nhưng nếu sử dụng quá mức lại làm phát sinh nguy cơ mới.
Bằng chứng từ những nghiên cứu in vitro (trong ống nghiệm) trước đó đã chỉ ra rằng nước cam có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như hỗ trợ trong các phản ứng hóa sinh ngăn chặn ung thư vú, ung thư gan và ung thư ruột kết.
Tác dụng sinh học của nước cam trong thí nghiệm bị ảnh hưởng chủ yếu bởi thành phần mà phụ thuộc lớn vào điều kiện nuôi trồng như khí hậu, đất, quá trình tạo quả và các phương pháp sau thu hoạch, lưu trữ.
Những nghiên cứu tiếp theo được nhấn mạnh nhằm tìm ra mối liên hệ sinh học giữa nước cam và phản ứng ngăn ngừa ung thư. Các vấn đề như loại cây trồng và số lượng tiêu thụ cũng sẽ được làm rõ. Nhìn chung, các bài báo đều đi đến một điểm chung về một số tác dụng sinh học của nước cam trong việc tăng cường các phản ứng hóa học, bao gồm chống oxy hóa, kháng đột biến, tự vệ, hormone và các hiệu ứng điều chỉnh tín hiệu tế bào. Nước cam có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus cũng như điều chỉnh sự hấp thu xenobiotics.
“Nước cam có thể đóng góp vào phản ứng ở bất cứ giai đoạn nào một khi quá trình ung thư bắt đầu phát triển,” các nhà nghiên cứu giải thích
“Một trong những công dụng sinh học nổi bật nhất của nước cam là khả năng kháng đột biến, vốn biểu hiện rõ trong môi trường tế bào cũng như động vật gặm nhấm và con người.”
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận độc tính tiềm tàng trong nước cam nếu sử dụng quá mức, nhất là đối với trẻ em, người huyết áp cao, suy thận và bệnh nhân tiểu đường. Các cá nhân thuộc các nhóm này nếu uống quá nhiều nước cam, có thể gây ra phản ứng độc hại như tăng kali máu, cũng như liên quan mật thiết với dị ứng thực phẩm và bùng phát vi khuẩn (trong trường hợp chưa được tiệt trùng.)
“Ăn quá nhiều thức ăn, thậm chí là thức ăn bổ dưỡng, đều có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng ô xy hóa,” các nhà nghiên cứu viết.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.