Tình trạng lạm dụng chất kích thích đã và đang trở thành vấn đề nan giải, thậm chí lên tới mức đáng báo động. Lạm dụng chất gây nghiện cũng có thể dẫn đến rối loạn tâm thần (ví dụ: Trầm cảm, rối loạn tâm thần, lo lắng hoặc rối loạn nhận thức thần kinh).
Chất kích thích là một thuật ngữ mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều loại hoạt chất làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và cơ thể. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau từ hợp pháp đến bất hợp pháp như: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy, thuốc lắc...
Hầu hết, những loại chất kích thích này đều tạo ra cho người dùng một cảm giác thư thái, một cơ thể tỉnh táo. Chúng lấp đầy được sự thiếu hụt trong tâm hồn, có thể giảm bớt stress cho người sử dụng. Thậm chí còn giúp họ quên đi thực tại đau khổ và giải tỏa tâm lý tiêu cực của bản thân. Nhìn chung, chúng tạo được cảm giác đê mê và được áp dụng với mục đích chính là giải trí.
Dấu hiệu giúp nhận biết lạm dụng chất kích thích
Khi lạm dụng chất kích thích trong một thời gian dài, cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện cụ thể sau:
Tinh thần bỗng dưng sảng khoái, nhưng ngay sau đó cảm thấy đờ đẫn, mất tập trung vào công việc.
Lơ là với mọi thứ xung quanh. Phụ huynh lơ là với con cái và công việc, thanh thiếu niên lơ là trong học tập.
Mất ngủ lâu dài, không có cảm giác thèm ăn dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt dưỡng chất.
Kích thích hô hấp, kích thích nhịp tim tần số thở tăng lên mức cao.
Thoái hóa nhân cách sống, xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột với mọi người xung quanh. Gián tiếp làm cho nhiều mối quan hệ bị đổ vỡ.
Rối loạn lo âu, rối loạn thị giác.
Thường xuyên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
Đầu óc kém minh mẫn dẫn đến xuất hiện nhiều suy nghĩ không sáng suốt, hành động không tỉnh táo.
Dù biết có hại cho sức khỏe nhưng vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí sử dụng với liều lượng cao hơn để bản thân cảm thấy thỏa mãn.
Hiện nay, có nhiều loại chất kích thích khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và mức độ tác động riêng:
Cafeinne: Đây là chất kích thích phổ biến nhất, thường được tìm thấy trong cà phê, trà, nước tăng lực và một số loại thuốc. Caffeine giúp tăng cường sự tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi tạm thời.
Nicotine: Là chất kích thích chính được tìm thấy trong các sản phẩm thuốc lá. Nicotine có tác dụng nhanh chóng lên hệ thần kinh, gây ra cảm giác phấn khích ngắn hạn nhưng cũng rất nghiện và có hại cho sức khỏe lâu dài.
Amphetaminnes: Những chất này thường được sử dụng để điều trị ADHD và nhiều rối loạn khác, nhưng cũng thường bị lạm dụng trong các môi trường yêu cầu hiệu suất cao như trong một số ngành nghề đòi hỏi sự tỉnh táo kéo dài.
Cocaine: Là một loại chất kích thích mạnh, thường dùng trong mục đích giải trí. Tác dụng của cocaine rất mạnh nhưng cũng rất nguy hiểm, với khả năng gây nghiện cao và nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe.
MDMA (Ecstasy): Thường được dùng trong các bữa tiệc và môi trường giải trí vì khả năng tạo ra cảm giác hưng phấn cao. Tuy nhiên, MDMA cũng có thể gây hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh và tim mạch.
Những rủi ro và hậu quả khi lạm dụng chất kích thích
Không ai có thể lường trước được tác hại cụ thể khi bản thân sử dụng chất kích thích một cách mất kiểm soát. Bởi chúng sẽ xâm nhập và phá hoại cơ thể người sử dụng từ sâu bên trong. Nhưng phần lớn việc lạm dụng rượu, bia, thuốc lá... sẽ gây ra nhiều tổn thương đến gan và phổi. Sử dụng thường xuyên sẽ khiến thần trí trở nên rối loạn.
Đối với các chất kích thích mạnh hơn như ma túy, thuốc lắc... sẽ dẫn bạn vào các cơn mê dại, không kiểm soát được hành động của mình.
Dưới đây là một số tác động tiêu cực khi sử dụng quá mức các loại chất kích thích trong thời gian dài:
Nghiện chất kích thích: Là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất, nghiện chất kích thích có thể dẫn đến sự phụ thuộc về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến người sử dụng khó có thể từ bỏ mà không có sự can thiệp y tế.
Rối loạn tâm thần: Việc lạm dụng chất kích thích thường xuyên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần như loạn thần, trầm cảm, lo âu và các rối loạn tâm thần khác.
Các vấn đề về tim mạch: Chất kích thích có thể gây ra những thay đổi nguy hiểm về nhịp tim và huyết áp, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
Suy giảm chức năng não: Sử dụng chất kích thích quá liều có thể gây tổn thương các tế bào não, suy giảm khả năng nhận thức và giảm hiệu suất trí tuệ.
Suy nhược cơ thể: Lạm dụng chất kích thích có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể và sự cạn kiệt năng lượng, khiến cơ thể khó có thể phục hồi sau những hoạt động hằng ngày.
Tác động xã hội và kinh tế: Ngoài tác động đến sức khỏe, lạm dụng chất kích thích cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân, hiệu suất làm việc và tình hình tài chính.
Các vấn đề về hành vi: Việc sử dụng chất kích thích có thể dẫn đến hành vi bất thường hoặc không thể kiểm soát như bạo lực, hung hăng hoặc thậm chí là các hành vi phạm tội.
Sức khỏe sinh sản: Chất kích thích có thể gây ra các vấn đề sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thậm chí gây dị tật bẩm sinh nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Đối với những người có nguy cơ cao phụ thuộc vào chất kích thích, sự hỗ trợ từ các nhà tâm lý học hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể rất hữu ích. Các buổi tư vấn giúp giải quyết những vấn đề cốt lõi có thể dẫn đến việc lạm dụng chất kích thích.
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Địa chỉ: Ngõ 467, đường Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967301616
Website: benhvientamthanhanoi.com
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.