Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những tín hiệu lạc quan

Hồng Sơn| 06/01/2010 06:50

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:

.

Sự suy giảm không thể tránh khỏi

Theo đánh giá của ngành công thương, nhiều hợp đồng XK của các DN bị khách hàng hủy bỏ hoặc ép giảm giá, một số đơn vị bị giảm đơn hàng, không đủ việc làm phải cắt giảm lao động (nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, chế xuất). Do vậy, kim ngạch XK trên địa bàn Hà Nội năm 2009 đạt 6,357 tỷ USD, giảm 7,9% so với năm 2008; trong đó XK địa phương ước đạt 3,77 tỷ USD, giảm 4,1%.

Sản xuất bao bì tại HTX Công nghiệp Song Long.    Ảnh: Huy Hùng - TTXVN


Tuy nhiên, cần phân tích cụ thể những nguyên nhân trực tiếp hoặc diễn biến kết quả XK của những nhóm hàng gây ra tình trạng giảm XK. Đó là, nhóm xăng dầu (tạm nhập tái xuất) chiếm tỷ trọng 9,6% tổng kim ngạch XK, giảm 31,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do giá thế giới giảm (giá dầu thô thời điểm tháng 6-2008 đã có lúc lên 147 USD/thùng, cao gấp 4 lần thời điểm quý I-2009 (42-45 USD/thùng) và gấp 2 lần hiện nay (giá hiện nay khoảng 75 USD/thùng). Nhóm hàng nông sản, chiếm tỷ trọng 13,5%, giảm 17,4% so với năm 2008. Sản phẩm thuộc nhóm này có lượng XK tăng, nhưng giá XK bình quân giảm, nên kim ngạch của nhóm giảm so với cùng kỳ năm 2008. Nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng 11,8%, giảm 7,8% so với năm 2008 do các thị trường XK chủ lực như Mỹ, EU suy giảm. Đặc biệt, từ tháng 2-2009 Mỹ đã áp đặt thêm một số biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với các sản phẩm nhập khẩu dệt may. Ngoài ra, hàng dệt may của ta còn phải cạnh tranh gay gắt với các nhà XK lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… dẫn đến đơn hàng XK giảm 20-30%, giá bán sản phẩm giảm. Song phân tích từ những nhóm hàng chủ yếu cho thấy, nhóm linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm tỷ trọng 17,7%, giảm 4% so với năm 2008. Nhóm hàng giày dép và các sản phẩm từ da chiếm tỷ trọng 2,3%, giảm 6,3% so với năm 2008. Việc tìm thị trường XK của các DN nhóm này cũng gặp nhiều khó khăn do ngoài việc phải chịu thuế chống bán phá giá, thì từ ngày 1-1-2009, các nước EU bãi bỏ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với sản phẩm này của Việt Nam. Nếu tính theo khu vực, XK của Hà Nội giảm nhiều nhất tại thị trường ASEAN, Trung Quốc và một số nước châu Á do nhiều hàng hóa của các nước này tương đồng với hàng của nước ta. Ngoài ra, các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ đã giảm mạnh việc nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2009, nhưng cuối năm các thị trường này dần hồi phục, nên tính chung cả năm 2009 thị trường EU chỉ giảm 4,2% và Hoa Kỳ đã tăng 3,8%. Nhưng đây là các thị trường chiếm tỷ trọng lớn, nên đã ảnh hưởng đến kim ngạch XK của Hà Nội.

Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 5%

Dự kiến, kim ngạch XK trên địa bàn Hà Nội năm 2010 tăng 5% so với thực hiện năm 2009. Theo các chuyên gia, năm 2010 kinh tế thế giới sẽ phục hồi với nhiều tín hiệu lạc quan nhờ tác động của các nhân tố như các chính sách kinh tế tiếp tục được phát huy tác dụng, hệ thống tài chính phục hồi nhanh hơn dự đoán ở các đầu tàu kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Do đó, thị trường thế giới sẽ diễn biến thuận lợi và nhu cầu thị trường đều tăng khá mạnh so với năm qua. Kinh tế Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có đặc thù phụ thuộc nhiều vào XK và vốn đầu tư nước ngoài, nên việc kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho kinh tế và XK trong nước phục hồi và tăng trưởng.

Bên cạnh đó, riêng các DN của nước ta còn được hưởng một số điều kiện thuận lợi, như từ ngày 1-10-2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, theo đó nhiều mặt hàng XK sang Nhật được xóa bỏ thuế quan. Đây là cơ hội cho các DN đẩy mạnh XK vào thị trường Nhật Bản trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Thêm nữa, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ôxtrâylia - Niudilân (AANZFAT) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2010 và sẽ bãi bỏ thuế quan với ít nhất 90 dòng thuế. Các bên cam kết thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ nhằm bảo đảm các biện pháp phi thuế quan như cơ chế cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, sẽ không tạo thành rào cản thương mại không cần thiết trong khu vực. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nước ta nói chung, của Hà Nội nói riêng XK vào khu vực này.

Được biết, hiện nay một số thị trường nhập khẩu lớn có dấu hiệu phục hồi, nên nhiều DN trong ngành dệt may, da giày... của Hà Nội đã ký được đơn hàng sản xuất cho những tháng đầu năm 2010.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những tín hiệu lạc quan

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.