Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những khoảng cách không dễ khỏa lấp

Bảo Chân| 05/08/2010 07:04

(HNM) - Với nhu cầu tăng gấp đôi mỗi năm, thị trường nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) đang phải đối mặt với cuộc

Chương trình Phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2006-2010 đã đặt mục tiêu đào tạo được khoảng 200.000 sinh viên CNTT trong 4 năm, trong đó có 50% trở thành chuyên gia làm phần mềm chuyên nghiệp, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Để hiểu về nguồn nhân lực này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Chu Tuấn Anh - GĐ Hệ thống Đào tạo LTV quốc tế Aprotrain - Aptech.

Là giám đốc một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT quốc tế, ông có đánh giá gì về lực lượng LTV đang có hiện nay?
- Hiện nay, lực lượng LTV của ta quá thiếu. Theo dự báo của Bộ TT&TT từ nay đến năm 2015, Việt Nam cần thêm 300.000 lao động trong lĩnh vực CNTT - truyền thông, trong đó có 240.000 lao động chuyên môn về CNTT. Ở thời điểm hiện tại, lực lượng lao động chưa phát triển kịp so với nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng cả những lao động có trình độ yếu.

- Với nhận định như vậy, liệu có chủ quan khi nhiều người cho rằng, đây là một nghề khó học, khó theo đuổi?
- Nghề nào cũng có những cái khó riêng. Đối với nghề CNTT, nhất là đối với các LTV được đào tạo tại Aprotrain - Aptech, trước khi nhập học Chương trình đào tạo LTV quốc tế (ACCP), các học viên phải vượt qua kì thi tuyển gồm hai bài kiểm tra: trắc nghiệm toán sơ cấp (GMAT) và trắc nghiệm khả năng đọc hiểu tiếng Anh (TOEFL). Nếu các học viên chưa có khả năng học ngay ACCP có thể bắt đầu với Chương trình đào tạo kỹ thuật viên phần mềm (ITT) bằng tiếng Việt và bổ sung trình độ tiếng Anh trong 1 năm. Kết thúc khóa học này, học viên có thể chuyển tiếp lên kì 2 của chương trình ACCP. Như vậy đầu vào chương trình đào tạo LTV quốc tế khá linh hoạt, cho phép người học bắt đầu từ nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết là tất cả học viên phải đam mê CNTT và có quyết tâm cao.

- Như ông nói nghề lập trình có những cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng theo học. Vậy, lý do gì mà nhiều trường đào tạo về lĩnh vực này đang gặp khó khăn về tuyển sinh, trong đó có Aptech?
- Đúng vậy, đây là khó khăn của hầu hết các trường đào tạo nghề, trong đó có Aprotrain - Aptech. Tại Aprotrain - Aptech, mặc dù được Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam - VINASA đánh giá cao về chất lượng đào tạo, thể hiện ở 95% sinh viên tốt nghiệp làm việc rất tốt tại các doanh nghiệp, nhưng nhận thức chung của xã hội vẫn là cả vấn đề. Trước hết là tâm lý bằng cấp và công việc, bởi bằng cấp của Aprotrain - Aptech là chứng chỉ nghề nghiệp của một tập đoàn đào tạo CNTT quốc tế chứ không nằm trong hệ thống bằng cấp chính quy của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, cả phụ huynh và sinh viên đều mong phải có một tấm bằng "danh giá" và học ở những trường ĐH mà chưa kịp quan tâm việc học sẽ đem lại điều gì hoặc ra trường sẽ làm nghề gì.

Tôi cho rằng, nếu các em học sinh và gia đình quan tâm hơn nữa đến việc học nghề, không chỉ riêng lĩnh vực CNTT, sẽ có rất nhiều điểm thuận lợi. Thứ nhất, các em tiết kiệm được nhiều thời gian khi chỉ phải đầu tư thời gian cho 2 đến 3 năm học nghiêm túc. Thứ hai, các em có khả năng đi làm sớm hơn so với các bạn cùng tuổi. Nếu so sánh với các hình thức đầu tư khác để có được một nghề nghiệp vững chắc và một tương lai tươi sáng thì học nghề sẽ là một hướng đầu tư đúng đắn.

- Ông cho rằng với việc học chuyên sâu về CNTT sẽ có một tương lai tươi sáng. Vậy căn cứ gì để khẳng định điều này?

- Hiện nay, đầu ra cho LTV có 2 hướng: hướng thứ nhất là làm việc cho doanh nghiệp phần mềm trong nước, tại các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài hoặc tham gia sản xuất phần mềm cho thị trường trong nước. Mức lương khởi điểm dao động trong khoảng trên dưới 200 USD. Một khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mức lương của những LTV có thể tăng lên từ 400-700 USD. Hướng thứ hai là khi đã đạt trình độ cao hơn, họ có thể làm việc trực tiếp tại các nước có dự án. Hướng này, ngoài chuyên môn LTV phải có khả năng ngoại ngữ thật tốt. Mức lương này có thể đạt từ 2.000 đến 3.500 USD tại Nhật Bản, Hàn Quốc và từ 3.000 đến  4.000 USD tại Mỹ.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những khoảng cách không dễ khỏa lấp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.