Hà Nội kết nối

Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương - nơi yên nghỉ của những chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên trung

Tùng Lâm 03/02/2024 - 14:32

Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt - Nhà tù Côn Đảo, là nơi yên nghỉ của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng kiên trung đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

hd45.jpg

Sau khi xâm lược và đặt ách đô hộ ở Việt Nam, thực dân Pháp đã biến Côn Đảo thành "địa ngục trần gian", là nơi giam cầm, tra tấn những người yêu nước. Theo Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt - Nhà tù Côn Đảo, ước tính có khoảng 20.000 chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại Côn Đảo, được chôn cất sơ sài tại khu vực Chuồng Bò, rồi Nghĩa trang hàng Keo. Từ năm 1934 và nhất là sau khủng bố trắng năm 1941, thực dân Pháp chôn cất những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.

Đến cuối năm 1944, thực dân Pháp mở rộng nghĩa trang về phía Nam, tức khu B hiện nay. Hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía Đông Nam, nơi có các phần mộ của Anh hùng Võ Thị Sáu, Anh hùng Cao Văn Ngọc, Anh hùng Lưu Chí Hiếu...

hd43.jpg
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.

Từ năm 1992, Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương là nơi quy tập hài cốt các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước đã hy sinh tại Côn Đảo từ các nghĩa trang khu Chuồng Bò, Hàng Keo về cùng an nghỉ với đồng đội.

hd7.jpg
Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương có diện tích hơn 190.00m2, chia thành 4 khu A, B, C,D, với gần 2.000 ngôi mộ.
hd11.jpg
Phần mộ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại khu A, Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
hd13.jpg
Phần mộ đồng chí Vũ Văn Hiếu, Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy Khu mỏ Quảng Ninh từ năm 1930, hy sinh tại Côn Đảo năm 1943 khi 36 tuổi.
hd41.jpg
Bức tượng Trao áo tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương cao 5m, được dựng để ghi lại câu chuyện cảm động giữa đồng chí Vũ Văn Hiếu và đồng chí Lê Duẩn.
hd38.jpg
Bức phù điêu Bất khuất.
hd40.jpg
Bức tượng Hy vọng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
hd19.jpg
Phần mộ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu tại khu B, Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
hd34.jpg
Người dân đến thăm viếng phần mộ liệt sĩ, Anh hùng Lưu Chí Hiếu.
hd22.jpg
Những bông hoa sứ tươi nở bên phần mộ của những người anh hùng.
hd2.jpg
Lối vào khu B Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
hd37.jpg
Phần mộ các liệt sĩ, người yêu nước đã hy sinh quy tập từ Nghĩa trang Hàng Keo về Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.

Ngày nay, Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử Đảng sống động mà bất kỳ ai đến với Côn Đảo đến thăm viếng đều không khỏi xúc động, xen lẫn niềm khâm phục, tự hào về lớp lớp thế hệ yêu nước cha ông đi trước.

hd36.jpg
Một ngôi mộ tập thể trong Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
hd24.jpg
Những bông hoa rừng nở tím trong nghĩa trang.
hd1.jpg
Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng II Hải quân và Huyện ủy Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thắm hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
20240123_085925.jpg
Mỗi ngày, hàng nghìn lượt người dân, du khách từ mọi miền đất nước đến với Côn Đảo và thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương.
hd25.jpg
Sau khi viếng nghĩa trang, du khách sẽ đến Đền thờ Côn Đảo để thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ.
hd27.jpg
Bia đá ghi tên những liệt sĩ đã xác định được tên đang yên nghỉ tại Côn Đảo bên trong đền thờ.
hd23.jpg
Hoa mai vàng nở bên những phần mộ, báo mùa xuân mới đã về.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương - nơi yên nghỉ của những chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên trung

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.