An ninh trật tự

Ngăn chặn sử dụng công nghệ “deepfake” lừa đảo người già

Chu Dũng 17/12/2023 - 19:15

Ngày 17-12, Công an quận Hai Bà Trưng cho biết đã kịp thời ngăn chặn vụ việc, bảo toàn số tiền 300 triệu đồng cho nạn nhân là một phụ nữ cao tuổi.

Cụ thể, ngày 14-12, bà L.T.C (sinh năm 1948; ở phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang ở nhà thì nhận được điện thoại của đối tượng tự xưng là nhân viên bưu chính viễn thông, thông báo bà C đang nợ cước điện thoại gần 5 triệu đồng. Khi bà C nói không nợ tiền cước thì đối tượng nói sẽ chuyển cuộc gọi cho “cơ quan điều tra”.

Một lúc sau, bà C lại nhận được điện thoại từ người giới thiệu công tác tại Công an thành phố Hà Nội, yêu cầu bà cung cấp tài khoản tiết kiệm và chuyển toàn bộ tiền vào số tài khoản của cơ quan công an để xác minh, nếu không sẽ bị bắt.

4486-7467.jpeg
Hình ảnh đối tượng lừa đảo.

Do lo lắng, bà C đã chuẩn bị 2 sổ tiết kiệm có khoảng 300 triệu đồng định chuyển cho “công an”.

Qua công tác nắm tình hình địa bàn và nguồn tin của cán bộ cơ sở, Thượng úy Nguyễn Ngọc Khoa, cán bộ cảnh sát khu vực phường Phạm Đình Hổ đã kịp thời có mặt, chứng kiến đối tượng lừa đảo đang nói chuyện qua video với nạn nhân.

Hình ảnh cho thấy đối tượng đã sử dụng công nghệ “deepfake”, giả danh công an để lừa đảo nên Thượng úy Khoa đã cầm máy điện thoại để nói chuyện. Thấy vậy, đối tượng tắt máy và chặn ngay liên lạc. Đây không phải lần đầu, Thượng úy Khoa ngăn chặn vụ lừa đảo tinh vi như trên.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là lợi dụng người già, sử dụng chưa thành thạo điện thoại thông minh và mạng viễn thông, rofoi dùng công nghệ “deepfake”, ghép mặt vào bộ cảnh phục Công an nhân dân với mục đích giả danh cán bộ công an để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu hoặc chuyển tiền…

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Ngăn chặn sử dụng công nghệ “deepfake” lừa đảo người già

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.