Công nghệ nano (siêu vi) đang gây được nhiều sự chú ý và nguồn đầu tư, hứa hẹn sẽ mang đến cho con người nhiều điều kỳ diệu, từ những chiếc máy siêu nhỏ có thể bơi trong mạch máu của con người cho tới những chiếc máy tính nhỏ hơn cả một hạt cát...
Máy móc từ công nghệ nano hoạt động trong mạch máu.
Công nghệ siêu vi (nanotech) là ngành khoa học nghiên cứu những thứ rất, rất nhỏ. Một nanomét bằng một phần tỷ của một mét. Công nghệ này được dùng để chế tạo ra nhiều thứ từ những chiếc máy bé tí tẹo cho tới những hạt đặc biệt dùng trong kính chắn nắng. Người ta có thể dễ dàng chất 10 triệu triệu triệu phân tử nano trên một hạt cát.
Giáo sư Mark Willand của Đại học
Hiện nay, ứng dụng của nano đã trở nên khá phỏ biến trên thế giới. Công ty chế tạo kính Pilkington (Anh) đang đưa ra tiếp thị kính tự làm sạch. Các sản phẩm kính của công ty này được gắn những hạt nano và các hạt này có thể phản ứng với mặt trời và nước mưa để giữ cho kính được sạch.
Khắp nơi trên thế giới, chính phủ và các công ty đang đầu tư nhiều tỷ đô la vào nghiên cứu công nghệ siêu vi. Theo ông Tim Harper, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn công nghệ siêu vi Scientifica nói rằng công nghệ này sẽ có lợi cho những nước nghèo: "Với công nghệ siêu vi, các nước nghèo có thể ứng dụng công nghệ này trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ hay năng lượng để giải quyết các vấn đề ở nước họ”. Theo ông, nếu như ứng dụng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng mặt trời, công nghệ này sẽ giúp các nước nghèo tiết kiệm chi phí nhưng lại tăng hiệu năng.
Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ môi trường cũng cảnh báo về những hậu quả độc hại của những hạt siêu vi. chẳng hạn như khói xả ra từ những ống bô xe máy hay ô tô cũng được tạo thành từ những hạt li ti.
T.A(Theo BBC)
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.