Theo dõi Báo Hànộimới trên

Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Phải xử lý tận “gốc”

Thúy Hằng| 10/07/2014 06:52

(HNM) - Theo tinh thần Kế hoạch số 69/KH-UBATGTQG của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, từ ngày 1-7-2014, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm (MBH), đội MBH không đúng quy cách… sẽ bị xử phạt. Thế nhưng chỉ sau ngày đầu ra quân kiểm tra, xử lý theo kế hoạch



Anh Trần Hùng, Tiểu KĐT Nam La Khê, phường La Khê (Hà Đông): Mạnh tay xử lý tận “gốc” MBH “rởm



Khi đại diện Bộ Công an cho biết trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng, không có chủ trương xử lý người đội MBH rởm mà chỉ yêu cầu dừng xe, nhắc nhở tôi rất đồng tình với quan điểm này. Bởi lẽ, để giải quyết dứt điểm vấn đề MBH “rởm”, song song với việc tuyên truyền, nâng cao ý thức trong việc sử dụng MBH đối với người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy, các lực lượng chức năng cần phải xử lý triệt để hành vi sản xuất, kinh doanh MBH không bảo đảm chất lượng. Không thể “đè” người dân ra để xử phạt bởi nếu phạt như vậy, liệu người mua, sử dụng thuốc “rởm” hay hàng giả, hàng kém chất lượng khác có bị phạt?

Ông Cấn Đỗ Hiệp, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai: Việc kiểm tra, xử lý phải được tiến hành liên tục


Không phải đến bây giờ mà từ 1-2 năm trước, các lực lượng chức năng của Hà Nội và nhiều địa phương đã ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy. Qua kiểm tra, hàng triệu chiếc MBH rởm đã bị tịch thu để tiêu hủy. Thế nhưng rất lạ là sau mỗi đợt ra quân như vậy thì tình trạng sản xuất, buôn bán, sử dụng MBH “rởm” lại tái diễn. Điều này chứng tỏ chế tài xử phạt chưa nghiêm hoặc các cơ quan chức năng vẫn lơi lỏng trong việc kiểm tra, xử lý khiến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ “rởm” nhờn luật. Theo tôi, việc kiểm tra, xử lý phải tiến hành liên tục trên diện rộng, không nên chỉ kiểm tra, xử lý điểm ở một vài địa phương sau đó lại bỏ bẵng như thời gian qua.

Ông Vũ Xuân Đậu, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy: Không thể để người dân thành nạn nhân của các sản phẩm kém chất lượng



Không thể phủ nhận thời gian qua, lượng MBH rởm bán trên thị trường đã giảm đáng kể, song lượng người đội MBH “rởm” chưa giảm bao nhiêu. Điều này cho thấy, muốn chặn đứng việc sử dụng MBH “rởm” cần phải có thời gian tuyên truyền để người dân có nhận thức đúng. Thêm nữa, việc để doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng và để hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường là lỗi của cơ quan chức năng. Do đó, không thể “chuyển” lỗi của cơ quan chức năng thành lỗi của người dân. Cần phải có tiêu chuẩn thống nhất tiêu chí để xác định MBH đạt chất lượng và các cơ quan chức năng cũng phải bảo đảm mọi MBH khi đã lưu thông trên thị trường đều phải là MBH đạt yêu cầu. Không thể để người dân trở thành nạn nhân của các sản phẩm kém chất lượng.

Bà Hoàng Thắm, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng: Cần sớm có văn bản hướng dẫn xử phạt



Một số thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng cho biết, lực lượng cảnh sát giao thông nếu phải xử phạt người đội MBH nhái, “rởm” vào thời điểm này cũng rất lúng túng vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Điều này gây không ít băn khoăn vì không biết đâu là cách xử lý đúng bởi nếu đội MBH rởm là hành vi vi phạm thì phải xử lý theo quy định pháp luật. Còn nếu tuyên truyền để người dân hiểu thế nào là MBH rởm thì không nhất thiết cảnh sát giao thông phải dừng người dân giữa đường chỉ để tuyên truyền... Theo tôi, cái gốc vẫn nằm ở việc quản lý chất lượng MBH ra sao và thay vì việc phạt người đội MBH “rởm”, hãy xử phạt nhà sản xuất mũ không đạt chuẩn, phạt người kinh doanh MBH “rởm”. Đồng thời Bộ Công an cũng cần phải có văn bản hướng dẫn để xử phạt với người cố tình đội MBH không đạt chất lượng…

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Phải xử lý tận “gốc”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.