(HNMO) - Afghanistan, đất nước mà chúng ta vẫn thường nhìn qua lăng kính của những cuộc xung đột không dứt, bất ổn chính trị triền miên và cả chết chóc, thương vong, giờ đây từng bước nỗ lực đứng dậy trên đôi chân của mình. Mới đây, nhà máy xi măng đầu tiên của Afghanistan đã hoạt động trở lại sau hai thập kỷ bị lãng quên, mang đến niềm hy vọng cho hàng ngàn người dân ở đất nước nghèo khó hàng đầu thế giới.
Trong ảnh là Jabal Saraj, nhà máy xi măng đầu tiên của Afghanistan ở ngoại ô Kabul, do Séc xây dựng năm 1957 và đã bị Taliban đóng cửa vào năm 1995. Nhà máy vừa hoạt động trở lại vào tháng trước sau hai thập kỷ chìm vào lãng quên.
Nhà máy hoạt động trở lại sẽ trực tiếp tạo ra hơn 150 công việc cho người dân trong khu vực và khoảng 5.000 công ăn việc làm gián tiếp khác. Trong ảnh, các công nhân nhà máy Jabal Saraj đang ký tên vào bảng chấm công.
Amir Mohammad, một công nhân đã có tuổi của nhà máy cho biết: "Nhờ bán được sản phẩm và cải thiện năng suất lao động của nhà máy, chúng tôi sẽ có thể tránh được việc thế hệ trẻ đi khỏi đất nước. Nếu có công ăn việc làm, chúng sẽ có thể ở lại đây với gia đình và chăm sóc trẻ nhỏ".
Các công nhân nhà máy Jabal Saraj đang đập đá.
Một công nhân đang xúc than đá tại nhà máy Jabal Saraj.
Giờ ăn trưa của các công nhân nhà máy.
Bếp nấu ăn phục vụ cho ăn trưa cho các công nhân.
Mặc dù hoạt động trở lại sau 20 năm đóng cửa, điều đáng ngạc nhiên là các máy móc của nhà máy này vẫn dù lạc hậu nhưng vẫn chạy tốt, có khả năng sản xuất ra 100 tấn xi măng/ngày.
Một công nhân đang làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà máy.
Một mẫu xi măng mới đang được công nhân phòng thí nghiệm đánh giá.
Mặc dù sản lượng hiện tại của nhà máy là không đáng kể nếu so sánh với hàng triệu tấn xi măng mà Pakistan và Iran đang sản xuất. Nhưng nó có giá trị lâu dài hơn là những lợi nhuận ngắn hạn, trước hết là tạo ra công ăn việc làm cho người dân.
Công nhân đang quan sát lò trong nhà máy từ một lỗ nhỏ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.