Đó là tên một triển lãm, nguyên văn tiếng Pháp “Mauvais gout” (thẩm mỹ tồi) mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Quách Đông Phương dự định sẽ mở vào đầu năm 2005 tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội. Một tiếng nói tiếp theo sau triển lãm mấy trăm bức ảnh cổng làng cổ của anh vừa diễn ra ở đây. Đi chụp cổng làng từ quãng năm 1996, rồi năm 2003 lại đi nữa.
Đó là tên một triển lãm, nguyên văn tiếng Pháp “Mauvais gout” (thẩm mỹ tồi) mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Quách Đông Phương dự định sẽ mở vào đầu năm 2005 tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội. Một tiếng nói tiếp theo sau triển lãm mấy trăm bức ảnh cổng làng cổ của anh vừa diễn ra ở đây. Đi chụp cổng làng từ quãng năm 1996, rồi năm 2003 lại đi nữa.
Có dịp ngồi thống kê lại, Quách Đông Phương nhận ra khoảng trên 50% trong số gần 500 cổng làng cổ được chụp, nay đã đổ nát, biến mất như chưa hề có mặt. Nhưng đáng tiếc nữa là trong số những cái còn lại, không ít cổng làng được tu bổ khiến cho nókhông còn vẻ đẹp cổ kính và dấu tích kiến trúc cũ. Những vôi ve xanh, đỏ lòe loẹt, những hoa văn pha tạp. Ai đời cổng làng cổ lại vẽ cả Vịnh Hạ Long...
Rõ ràng là một sự tu bổ chưa đến nơi, thiếu một sự đầu tư (không chỉ là tiền mà là cả về kiến thức kiến trúc, thẩm mỹ).
Bảo tồn ngây ngô như vậy đã vô tình xóa bỏ giá trị của di tích. Cái đó nguy hiểm không kém gì việc để cho di tích hoang phế. Quách Đông Phương bắt đầu nảy ra ý tưởng đi chụp lại tất cả những cổng làng được tu bổ kiểu như vậy và tập hợp nó lại trong một cuộc triển lãm với cái tên “Mauvais gout”. Thực tế, thẩm mỹ kiểu ấy có mặt rất nhiều trong cuộc sống quanh ta. Vì thế cách đặt vấn đề của Quách Đông Phương thu hút sự tham gia của những người bạn với những bức ảnh phản ánh các dạng “Mô-ve gu” khác nhau. Đây thực sự là một phương pháp bảo vệ hiệu quả những giá trị văn hóa, bởi phê phán cái xấu cũng là cách để những cái tốt đẹp rộng đường đi lên.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.