Theo dõi Báo Hànộimới trên

Mất ít nhất 10 năm để nghiên cứu vắc-xin Zika

Mai Chi| 28/01/2016 10:37

(HNMO) - Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu virus Zika cảnh báo quá trình nghiên cứu để tìm ra loại vắc-xin hữu hiệu có thể kéo dài tới 10 năm.

Đây là loại virus được cho là có mối liên hệ với căn bệnh “ăn não” ở trẻ sơ sinh và bào thai, dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng về não bộ và có thể gây tử vong.

Loại virus này đã phán tán rộng tới hơn 20 nước trong đó có Brazil – quôc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với hàng ngàn ca mắc bệnh. Virus Zika lây truyền từ người sang người thông qua một loại muỗi phổ biến tại châu Mỹ có tên khoa học là Aedes aegypti, cũng gây lan truyền bệnh sốt xuất huyết và virus chikungunya. 

Hiện chưa có thuốc chủng ngừa hoặc chữa trị căn bệnh này, đồng thời việc xét nghiệm và chẩn đoán ban đầu là vô cùng khó khăn.

Một dự án đang được các nhà khoa học thuộc khoa Dược đại học Texas, Mỹ đang tiến hành với hi vọng tìm ra loại vắc-xin đặc hiệu để chấm dứt nỗi lo sợ đang bao trùm nhiều quốc gia châu Mỹ.

Họ đã đến Brazil để trực tiếp thu thập mẫu xét nghiệm và đưa về các phòng thí nghiệm cao cấp tại Galveston phụ vụ cho việc nghiên cứu. Tòa nhà đặt phòng thí nghiệm luôn được cảnh sát và FBI giám sát vô cùng chặt chẽ.

Các mẫu thí nghiệm được lưu trữ tại Galveston

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng mặc dù loại vắc-xin này có thể sẵn sàng để thử nghiệm trong vòng 2 năm tới nhưng quá trình để đưa sản phẩm vào ứng dụng thực tế có thể kéo dài 10 năm.

Trả lời phỏng vấn báo chí, giáo sư Scott Weaver – Giám đốc Viện nghiên cứu nhiễm trùng và miễn dịch – cho biết loại virus này thực sự là một mối lo ngại đối với con người. “Đây là một nguy cơ rõ rệt. Nếu bào thai bị nhiễm trùng và gây ra chứng teo não, tình hình sẽ vô cùng tồi tệ và có thể dẫn đến tử vong. Nếu may mắn sống sót, đứa trẻ cũng phải chịu những khiếm khuyết về trí tuệ trong suốt phần đời còn lại”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mất ít nhất 10 năm để nghiên cứu vắc-xin Zika

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.