Theo dõi Báo Hànộimới trên

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt

BS Lan Hương| 09/06/2010 06:49

(HNM) - Mùa hè con tôi rất hay bị cảm sốt. Xin hỏi khi dùng thuốc hạ sốt cần phải lưu ý những vấn đề gì để bảo đảm an toàn?

(Anh Quang Minh - Hà Đông)

Trước khi quyết định cho trẻ uống thuốc hạ sốt, phải tìm nguyên nhân sốt do đâu, sau đó mới dùng thuốc và chỉ nên dùng thuốc khi trẻ sốt cao, kéo dài. Lúc cho trẻ uống thuốc hạ sốt, điều đầu tiên các bà mẹ lưu ý, không nên dùng nhiều loại thuốc có cùng tác dụng một lúc như viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột... nếu không rất dễ gây ngộ độc vì quá liều. Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc như lau mát chỗ da mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn nhẹ để dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol... đặc biệt không được xoa bằng nước đá, dầu gió. Sau khi trẻ uống thuốc, cần theo dõi trẻ chặt chẽ, vì trẻ có thể bị mẫn cảm, phản ứng với thuốc hay một trong những thành phần của thuốc. Đối với những trường hợp trẻ bị dị ứng với paracetamol, bệnh gan nặng, mới bị viêm hậu môn, trực tràng, chảy máu trực tràng, thì không nên dùng phương pháp đặt thuốc ở hậu môn, vì thuốc có thể gây ngứa tại chỗ.

Sốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh, vì thế cha mẹ không nên chủ quan. Những trường hợp sau cần đưa trẻ đi cấp cứu: Trẻ dưới 4 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên. Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp. Trẻ trên 4 tháng tuổi bị sốt 39-40 độ C (đã uống thuốc nhưng không giảm sốt). Trẻ điều trị tại nhà quá 4-5 ngày vẫn không khỏi hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.