(HNMO)- Trong 70 năm tồn tại của Liên Hợp Quốc, chưa từng có một tổng thư ký đến từ Đông Âu cũng như chưa có một người là phụ nữ. Giờ đây dư luận đang đồn đoán vị tổng thư ký nhiệm kỳ tới có thể sẽ là một phụ nữ, mà nếu như vậy thì khó có ai khác ngoài Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Một cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào năm tới để xác định người kế thừa cho ông Ban sẽ nghỉ hưu vào 31/12/ 2016.
Trong 70 năm tồn tại của Liên Hợp Quốc, chưa từng có một tổng thư ký đến từ Đông Âu cũng như chưa có một người là phụ nữ. Thực tế đã có ba người từ Tây Âu, hai từ châu Phi, hai từ châu Á, và một từ khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Và giờ đây dư luận đang đồn đoán vị tổng thư ký nhiệm kỳ tới có thể sẽ là một phụ nữ, mà nếu như vậy thì khó có ai khác ngoài đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Mới đây, Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Morgens Lykketoft và Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ Matthew Rycroft đã ra tuyên bố chung kêu gọi tổ chức bầu tổng thư ký mới của LHQ vào tháng 9 hoặc tháng 10/2016. Một trong 4 ứng cử viên sáng giá là đương kim thủ tướng Đức, bà Angela Merkel.
Bà Angela Merkel và đương kim Tổng thư ký LHQ Ban - Ki -moon. |
Bà Merkel sẽ kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2017. Trong suốt 10 năm giữ vai trò "tể tướng" của mình, bà đã dẫn dắt đất nước vượt qua các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 vốn được các chuyên gia lo ngại sẽ đẩy nước Đức vào suy thoái, và bà cũng dẫn đầu trong những nỗ lực để đàm phán khủng hoảng khu vực Eurozone kể từ năm 2009, bao gồm cả cô nỗ lực để giữ cho Liên minh châu Âu đoàn kết với nhau.
Giữa tất cả điều này, những bế tắc giữa Nga và phương Tây - ban đầu trên bán đảo Crimea, và hiện nay là nhiều điểm nóng khác trên thế giới - đã cho cho thấy vai trò và khả năng ngoại giao đáng nể của bà Merkel. Bà luôn tìm cách thỏa hiệp tốt với các cuộc khủng hoảng, chứ không phải là tìm kiếm câu trả lời mang tính trừng phạt vốn dĩ cuối cùng sẽ chỉ khiến leo thang căng thẳng, và thậm chí có thể gây chiến tranh lạnh mới tồi tệ hơn.
Với sự hiện diện ngày càng tăng và sự táo bạo của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria, và những bất đồng giữa Nga và phương Tây về cách đối phó với cuộc khủng hoảng, bà Merkel kêu gọi một thỏa hiệp, chỉ ra rằng "đó là giải pháp duy nhất đối với cuộc chiến Syria".
Đối với hàng triệu người tị nạn di cư do cuộc khủng hoảng, bà Merkel đã khuyến khích các nước EU rộng lòng hơn. Chính sách tị nạn của bà giành được sự đánh giá cao từ Mỹ và Israel, dù thực tế tại lục địa già châu Âu, ý tưởng vẫn bị chia rẽ sâu. Tuy nhiên, bà Merkel không chịu lùi bước khi đối mặt với các nhà phê bình ở châu Âu, và ngay cả trong nội bộ nước Đức.
Trong thực tế, Tổng Thư ký LHQ được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng. Việc lựa chọn có thể bị phủ quyết bởi bất kỳ trong năm thành viên thường trực của HĐBA. Tuy nhiên, bà Merkel có khả năng để vượt qua bài kiểm tra này với Mỹ, Anh, Pháp và Nga một cách dễ dàng, sau khi thực tế đã chứng minh sức mạnh của bà với vai trò trung gian trong các xung đột. Duy nhất Trung Quốc được cho là sẽ có một chút khó khăn hơn để thuyết phục. Tuy nhiên, thật may mắn là một quyền phủ quyết không là cản trở với một ứng viên.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, năm nay 71 tuổi, sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 31/12/2016. Hiện nay, dư luận nhiều nước đã sôi nổi bàn luận về việc nhân vật nào có thể sẽ thay thế, và nhiều người tỏ ý hy vọng đó sẽ là một phụ nữ.
Hồi đầu năm nay, một phong trào có tên Woman SG (Woman General Secretary - Nữ tổng thư ký) đã được phát động. Những người tham gia phong trào muốn thấy một phụ nữ lần đầu tiên trên cương vị tổng thư ký LHQ.
Theo nhận định của các nhà phân tích, hiện có 4 phụ nữ có thể trở thành ứng viên tiềm năng vào chức Tổng Thư ký LHQ khóa tới, gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, 60 tuổi; Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christina Lagarde, 59 tuổi; cựu Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của Cộng đồng châu Âu Catherine Ashton, 59 tuổi và Tổng thống Litva Dalia Gribaukaite, 59 tuổi. Tuy nhiên, trong số 4 nữ chính khách đó, giới phân tích cho rằng người có nhiều triển vọng hơn hết là bà Angela Merkel.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.