Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Kiệu” đình Chèm

ANHTHU| 20/05/2007 08:10

Ảnh: Bảo Lâm(HNM) - Mươi năm trở lại đây, cả nước đã từng nghe và cả chứng kiến qua truyền hình một người dân được tôn làm “thần đèn” vì khả năng di dời, nâng cao các công trình xây dựng. Nhưng ngay tại Hà Nội, có một ngôi đình làng mà tuổi thọ của đình đã có tới hơn nghìn năm.

Cách đây gần một thế kỷ, ngôi đình này đã trải qua một đợt tu bổ đặc biệt là để nguyên hiện trạng mà nâng cao lên tới... 2,4 mét chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như: đinh bừa, quang gánh... Công việc diễn ra trong vòng một năm trời và kết quả cực kỳ mỹ mãn. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được “kiệu” lên cao ngang với mặt đê sông Hồng. Đó là đình Chèm, nơi thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng.

Thượng Đẳng Thiên vương

Đình Chèm, ngôi đình của làng Chèm thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nằm cách trung tâm Thủ đô 12 cây số về phía Tây trên trục đường 32, cách cây cầu Thăng Long sừng sững 800 mét. Đình Chèm thờ đức Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung. Sinh thời, Lý Ông có tính tình hiếu nghĩa, cương trực, văn võ toàn tài. Thời đó, nước ta có giặc Ai Lao - Chiêm Thànhvàoxâmlược,nhàvuacần những người hiền tài ra cứu nước. Lý Ông được nhân dân bản phủ tiến cử, vua cả mừng phong cho chức Chỉ huy sứ và sai đi dẹp giặc. Lý Ông lập được nhiều công lớn, được vua ban chức tước và thưởng Thiết Việt cho.

Đời vua Thục, nhà Tần bị giặc Hung Nô quậy phá, Tần Thủy Hoàng biết Lý Ông Trọng là người tài bèn sai sứ sang cầu vua Thục cử tướng tài sang giúp. Triều đình nhà Thục cử Lý Ông đi giúp Tần dẹp giặc và lập mối bang giao hai nước. Vua Tần thử tài thấy văn đạt “Hiếu Liêm” (tiến sĩ), võ đạt “Hiệu úy” (Tổng chỉ huy) bèn phong ông làm tư lệnh Hiệu úy và nhờ Ông đidẹp giặc Hung Nô. Thắng trận khải hoàn, vua Tần gả công chúa cho và phong tước Phụ Tín Hầu cho Ông. Ông không màng vinh hoa phú qúy ở nước ngoài mà xin về nước. Sau khi Ông qua đời, nhà vua sai lập đình thờ và phong tặng 4 chữ “Thượng đẳng Thiên vương”.

“Kiệu” đình:

Nếu đi trên con đường Đông Ngạc dọc theo đê sông Hồng thì Đình Chèm lại nằm ngoài đê sát bờ sông, còn làng lại nằm trong, phía thành phố. Thời xa xưa, con đê nằm sát bờ sông, Đình Chèm cùng làng mạc được con đê bảo vệ. Năm tháng trôi qua, con nước dữ dội của sông Hồng mùa nước lên khiến cho bờ sông bị sạt lở nhiều. Con đường đi bị lẹm dần. Theo đúng quy luật “Xe tránh Đình chứ Đình không tránh xe”, người ta mở đường và đắp con đê vòng vào phía trong và vị trí Đình Chèm thành ra nằm ngoài đê như bây giờ. Con đê cong vào khiến cho Đình Chèm bị ngập nước mỗi mùa sông Hồng nước lên. Chính lý do này khiến cho các già lão và chức sắc địa phương đưa ra vấn đề “kiệu” đình cao lên.

Cụ Nguyễn Văn Thiếp (92 tuổi) kể câu chuyện “kiệu” đình năm xưa diễn ra cách đây đã gần 100 năm. Ngày đó, sau khi đã nhất trí sẽ nâng cao đình, đích thân Tiến sĩ Nghiêm Xuân Quảng đứng ra làm đốc công với người thợ cả Vương Văn Địch (ở thôn Văn Trì, xã Minh Khai, Từ Liêm) chỉ huy công việc“kiệu” đình. Theo cụ Nguyễn Văn Thiếp thì khi Kiệu đình, toàn bộ ngói gốm được dỡ ra, sau đó lợp lại. Nhưng theo một số người khác thì đình được kiệu lên trong tình trạng mái ngói để nguyên. Nhưng chi tiết mái ngói được dỡ ra có phần thuyết phục hơn cả. Công việc kiệu đình được làm hoàn toàn thủ công, mái ngói được dỡ ra, các cột đình được buộc chằng với nhau chắc chắn. Mỗi chân cột đình cử một trai đinh phụ trách.

Kỹ thuật nâng đình được thực hiện theo phương pháp đòn bẩy bằng cách mỗi chân cột đóng một chiếc đinh bừa đầu kia buộc một chiếc quang gánh. Người chỉ huy đánh một tiếng trống “tùng” thì các trai đinh đứng chân cộtlại bỏ một viên gạch bát vào chiếc quang. Cho đến khi số viên gạch đủ nặng để nâng đều các chân cột đình lên vừa đủ thì các trai đinh này lại nhét ngay một viên gạch bát xuống dưới chân cột rồi lấy ngay cát bù vào giữ cho nền luôn chắc. Cứ như vậy cho đến khi đình có độ cao vừa bằng mặt đê sông Hồng.

Công việc từ khi bắt đầu cho đến khihoàn thiện mất đúng một năm, hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày. Đình Chèm được “kiệu” lên cao hơn 2,4 mét so với độ cao cũ. Cũng từ ấy mà Đình Chèm không còn bị con nước dữ dội của sông Hồng làm ngập mỗi mùa nước lên nữa. VàĐình Chèm vẫn sừng sững bên cạnh con sông Hồng với những vết đinh bừa năm nào còn in dấu trên từng chân cột đình vậy. Hiện tại, Đình Chèm đang trong công tác tu bổ đã xây xong nhà tả mạc, hiện còn nhà hữu mạc chưa được xây dựng.

Lê Hồng Quang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Kiệu” đình Chèm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.